Bài 1 Mở rộng khái niệm phân số SBT Toán lớp 6 tập 2. Giải bài 1.4, 1.5, 1.6 trang 6, 7 Sách Bài Tập Toán lớp 6 tập 2. Câu 1.4: Cho tập hợp…
Câu 1.4: Cho tập hợp \(M = \left\{ {2;3;4} \right\}\). Viết tập hợp P các số có tử và mẫu thuộc M, trong đó tử khác mẫu.
\(P = \left\{ {{2 \over 3};{2 \over 4};{3 \over 2};{3 \over 4};{4 \over 2};{4 \over 3}} \right\}\)
Câu 1.5 trang 7 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2
Tìm các cặp số tự nhiên n sao cho các phân số sau có giá trị là số nguyên:
\({\rm{a}}){{n + 4} \over n}\)
\(b){{n – 2} \over 4}\)
Advertisements (Quảng cáo)
\(c){6 \over {n – 1}}\)
\({\rm{d}}){n \over {n – 2}}\)
a) Số tự nhiên n là ước của 4 tức là \(n \in \left\{ {1;2;4} \right\}\)
Advertisements (Quảng cáo)
b) n – 2 ⋮ 4 nên n = 4k + 2 (k ∈ N)
c) n – 1 là ước của 6 nên có bảng sau:
n – 1 |
-1 |
1 |
2 |
-2 |
3 |
-3 |
6 |
-6 |
n |
0 |
2 |
3 |
-1 |
4 |
-2 |
7 |
-5 |
Vì n ∈ N nên \(n \in \left\{ {0;2;3;4;7} \right\}\)
d) Ta có \({n \over {n – 2}} = {{n – 2} \over {n – 2}} + {2 \over {n – 2}} \Rightarrow n – 2\) là ước của 2 nên có bảng sau:
n – 2 |
-1 |
1 |
-2 |
2 |
n |
1 |
3 |
0 |
4 |
Câu 1.6: Cho \({\rm{A}} = \left\{ { – 3;0;7} \right\}\). Hãy viết tất cả các phân số \({a \over b}\) với a, b ∈ A
Số 0 không thể lấy làm mẫu của phân số
Lấy -3 làm mẫu, ta viết được 3 phân số là \({{ – 3} \over { – 3}};{0 \over { – 3}};{7 \over { – 3}}\)
Lấy 7 làm mẫu, ta viết được 3 phân số là \({{ – 3} \over 7};{0 \over 7};{7 \over 7}\)
Vậy ta viết tất cả được 6 phân số.