Chương 8: Các nhóm thực vật SBT Sinh lớp 6. Giải bài tập tự luận trang 77 Sách bài tập Sinh học 6. Câu 1: Khi đi tham quan, nghỉ mát ở các bãi biển hay về các vùng quê…
Bài 1. Khi đi tham quan, nghỉ mát ở các bãi biển hay về các vùng quê.
Em hãy :
1. Nhận biết một số loại tảo (ở bờ biển nước ta có các loại tảo trôi dạt lên bờ biển như rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu… còn trong ao hồ, ruộng nước có các tảo nước ngọt tạo thành đám thành búi màu xanh như tảo xoắn, tảo vòng….)
2. Nhận xét về sự phân bố của tảo.
3. Tìm hiểu nhân dân ta thường dùng tảo làm gì ?
1. Nhận biết một số loại tảo
2. Nhận xét về sự phân bố của tảo : Tảo phân bố trong môi trường nước (nước mặn và nước ngọt).
3. Tảo có rất nhiều công dụng như :
– Làm thức ăn cho người : rau câu nấu thạch, làm nộm, làm phụ gia trong sản xuất bánh, kẹo, mứt… Tảo lá dẹp làm susi, nấu canh…
– Là nguồn thức ăn cho cá và các động vật thuỷ sản, thức ăn cho gia súc.
– Trong nông nghiệp : dùng làm phân bón.
– Trong công nghiệp : tảo nâu, tảo đỏ dùng trong chế tạo giấy, hồ vải, tơ nhân tạo…
– Trong y học : rong mơ, tảo lục… dùng làm thuốc chữa bệnh.
Bài 2. Nêu những món ăn được chế biến từ rau câu. Ở vùng biển người ta có thể dùng nguyên liệu gì để làm phân bón ?
– Những món ăn được chế biến từ rau câu như : nộm rau cậu, thạch trắng chế biến từ rau câu…
– Ở vùng biển, người ta thường vớt rong mơ để làm phân bón.
Bài 3.
– Rêu thường mọc ở đâu ? Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời, khô, nóng, rêu có phát triển được không ? Vì sao ?
– Trình bày bằng hình vẽ sự phát triển của rêu.
– Rêu thường mọc ở những nơi ẩm ướt quanh nhà, chân tường, bờ tường, trên đất ẩm hay trên những thân cây to.
– Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời, khô, nóng, rêu không phát triển được vì khi có ánh sáng mặt trời đất sẽ bốc hơi nước trở nên khô, nhiệt độ đồng thời tăng cao làm rêu không phát triển được, nhiều khi bị chết hàng loạt. Do rêu là thực vật sống trên cạn đầu tiên, thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn*, chưa có rễ chính thức nên chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt, chúng sống thành từng đám với kích thước từng cây nhỏ bé.
– Trình bày bằng hình vẽ sự phát triển của rêu
Bài 4. Hãy hoàn thành bảng dưới đây :
Advertisements (Quảng cáo)
Tên cây | Cơ quan sinh dưỡng | Nhận xét | ||
Rễ | Thân | Lá | ||
Cây rêu | ||||
Cây dương xỉ |
Tên cây |
|
Cơ quan sinh dưỡng |
Nhận xét |
|
Rễ |
Thân |
|
||
Cây rêu |
Rễ giả |
– Không phân nhánh – Chưa có mạch dẫn |
Chỉ có vài lớp tế bào, gân giữa cấu tạo đơn giản do các tế bào kéo dài xếp sát lại. |
– Rêu đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản, chưa có mạch dẫn, rễ chỉ là rễ giả. – Tuy sống trên cạn nhưng chỉ phát triển được ở nơi ẩm ướt. |
Cây dương xỉ |
Rễ thật |
– Thân rễ hoặc thân cột – Có mạch dẫn |
Có gân chính thức, lá non cuộn tròn ở đầu. |
– Dưong xỉ đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn. Đã thích nghi với môi trường trên cạn. – So với Rêu, Dương xỉ tiến hoá hơn. |
Bài 5. Nhận xét đặc điểm chung của Dương xỉ , làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ ?
– Đặc điểm chung của Dương xỉ
Là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh
– Để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ cần dựa vào những đặc điểm chỉ có ở Dương xỉ như :
+ Lá non cuộn tròn ở đầu.
+ Mặt dưới lá già có các đốm nhỏ màu xanh hoặc nâu đó là các túi bào tử.
+ Có thân rễ hoặc thân cột.
+ Không bao giờ có hoa, quả.
Bài 6. Hãy chú thích vào các hình dưới đây :
Hình A. Cành thông
1. Cụm nón đực.
2 . Nón cái.
Hình B. Nón đực cắt dọc
1. Trục nón.
2. Vảy (nhị) mang túi phấn.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Túi phấn chứa các hạt phấn.
Hình C. Nón cái cắt dọc là:
1. Trục nón.
2. Vảy (lá noãn)
Bài 7. Quan sát hình vẽ kết hợp với những kiến thức đã học, hãy ghi lại đặc điểm của các cây có trong hình vào bảng sau :
STT |
Cây |
Dạng thân |
Dạng rễ |
Kiểu lá |
Gân lá |
Cánh hoa |
Quả |
Môi trường sống |
1 |
Cây đu đủ |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cây bầu hồ lô |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Cây xoài |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cây hoa súng |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Cây thuốc lá |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Cây lúa |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Cây nhãn |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Cây gỗ lim |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Cây đậu Hà Lan |
|
|
|
|
|
|
|
Từ bảng trên hãy nhận xét sự đa dạng của các cây thuộc ngành Hạt kín.
STT |
Cây |
Dạng thân |
Dạng rễ |
Kiểu lá |
Gân lá |
Cánh hoa |
Quả |
Môi trường sống |
1 |
Cây đu đủ |
cỏ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
rời |
mọng |
ở cạn |
2 |
Cây bầu hồ lô |
cỏ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
rời |
mọng |
ở cạn |
3 |
Cây xoài |
gỗ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
rời |
hạch |
ở cạn |
4 |
Cây hoa súng |
cỏ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
rời |
|
ở nước |
5 |
Cây thuốc lá |
cỏ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
dính |
khô nẻ |
ở cạn |
6 |
Cây lúa nước |
cỏ |
chùm |
đơn |
song song |
rời |
khô dính |
đất ngập nước |
7 |
Cây nhãn |
gỗ |
cọc |
kép |
hình mạng |
rời |
hạch |
ở cạn |
8 |
Cây gỗ lim |
gỗ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
ròi |
khô không nẻ |
ở cạn |
9 |
Cây đậu Hà Lan |
cỏ |
cọc |
kép |
hình mạng |
dính |
khô nẻ |
ở cạn |
– Các cây thuộc ngành Hạt kín có cấu tạo rất đa dạng :
+ Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng : thân có thân gỗ, thân cỏ ; rễ có rễ cọc, rễ chùm ; lá có lá đơn, lá kép.
+ Cấu tạo cơ quan sinh sản cũng rất đa dạng : Bao hoa có cánh rời, cánh dính ; quả có quả thịt, trong quả thịt lại có dạng quả mọng, quả hạch ; quả khô lại có dạng quả khô nẻ, quả khô không nẻ (quả lúa thuộc dạng quả khô dính).
+ Cây Hạt kín sống trong các môi trường khác nhau : ở cạn, ở nước.
Bài 8. Quan sát hình 42.1 SGK, phân biệt cây Hai lá mầm với cây Một lá mầm theo bảng sau :
Đặc điểm |
Cây Hai lá mầm |
Cây Một lá mầm |
– Kiểu rễ – Kiểu gân lá – Số cánh hoa – Số lá mầm của phôi ở trong hạt – Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Từ bảng trên hãy nêu đặc điểm lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
Đặc điểm |
Cây Hai lá mầm |
Cây Một lá mầm |
– Kiểu rễ – Kiểu gân lá – Số cánh hoa – Số lá mầm của phối ở trong hạt. – Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong… |
– Rễ cọc. – Gân hình mạng. – 5 hoặc 4 cánh hoa hoặc bội số của 5 hoặc 4. – 2 lá mầm. – 2 lá mầm |
– Rễ chùm. – Gân hình song song, hình cung. – 3 hoặc 6 cánh hoa. – 1 lá mầm. – phôi nhũ. |
– Đặc điểm lớp Hai lá mầm :
+ 2 lá mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong 2 lá mầm.
+ Rễ cọc.
+ Lá có gân hình mạng.
+ Thân đa dạng : thân gỗ, thân cỏ.
– Đặc điểm lớp Một lá mầm :
+ 1 lá mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong phôi nhũ.
+ Rễ chùm.
+ Lá có gân song song, hình cung.
+ Thân : thân cỏ (trừ một số dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre).
Bài 9.
– Quan sát hình dưới đây, kết hợp với kiến thức đã học rồi xếp chúng theo nhóm : cây Hai lá mầm, cây Một lá mầm.
– Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?
– Nhóm cây Hai lá mầm : cây sen, cây mít, cây dâu tây, cây bắp cải, cây đậu. Nhóm cây Một lá mầm : cây bèo tây, cây ngô, cây chuối, cây tre.
– Có thể nhận biết cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài như :
+ Gân lá.
+ Dạng thân.
+ Số cánh hoa (nếu cây đang ra hoa).
+ Dạng rễ (nếu cây nhỏ có thể nhổ lên quan sát).
Bài 10.
– Cây trồng khác cây dại như thế nào ? Do đâu có sự khác nhau đó ?
– Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt.
– Cây trồng khác cây dại ở chính những bộ phận của cây mà con người sử dụng.
Ví dụ : hoa hồng dại và hoa hồng. Do con người có nhu cầu sử dụng bông hoa hồng nên đã chọn lọc, cải tạo ra rất nhiều loài hoa hồng có bông to, đẹp, nhiều cánh, có hương thơm.
Còn đối với cây táo, con người sử dụng chủ yếu là quả nén đã tạo ra rất nhiều giống táo sai quả, quả to, ngọt, thơm…
(Cần tìm thêm những ví dụ con người sử dụng thân cây. rẻ cây, lá cây, hạt)
– Do nhu cầu của con người mà tạo nên sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng.
– Kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt (Kể những cây ăn quả ở địa phương em).