Hoạt động khám phá 1
Ở chợ quê, người ta thường đổ bánh đúc trên đĩa có lót lá để tiện cho việc bán theo các phần khác nhau (xem hình). Thông thường mỗi đĩa bánh chia làm 4 phần.
a) Chị An mua 5 phần bánh, được người bán lấy cho một đĩa và một phần, có đúng không?
b) Bà Bé mua 11 phần bánh, được người bán lấy cho hai đĩa và 3 phần, có đúng không?
Dựa vào 1 đĩa chia làm 4 phần, từ đó suy ra cách lấy 5 phần bánh của chị An và 11 phần bánh của bà Bé.
a) Người bán đã lấy đúng
b) 11 phần bánh được lấy hai đĩa và 3 phần là đúng.
Thực hành 1
Viết phân số \(\frac{{11}}{2}\) ở dưới dạng hỗn số và cho biết phần số nguyên, phần phân số.
Lấy 11 chia 2, thương là phần số nguyên, số dư chia 2 là phần phân số.
\(\frac{{11}}{2} = 5\frac{1}{2}\)
Số nguyên: 2
Phần phân số: \(\frac{1}{2}\).
Thực hành 2
Tính giá trị của biểu thức \(\left( {\frac{5}{{ – 4}} + 3\frac{1}{3}} \right):\frac{{10}}{9}.\)
Đổi hỗn số ra phân số: \(q\frac{r}{b} = \frac{{q.b + r}}{b}\)
Thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
\(\begin{array}{l}\left( {\frac{5}{{ – 4}} + 3\frac{1}{3}} \right):\frac{{10}}{9}\\ = \left( {\frac{{ – 5}}{4} + \frac{{10}}{3}} \right):\frac{{10}}{9}\\ = \left( {\frac{{ – 5.3}}{{4.3}} + \frac{{10.4}}{{3.4}}} \right):\frac{{10}}{9}\\ = \left( {\frac{{ – 15}}{{12}} + \frac{{40}}{{12}}} \right):\frac{{10}}{9}\\ = \frac{{25}}{{12}}.\frac{9}{{10}}\\ = \frac{{15}}{8}\end{array}\)\(\).
Advertisements (Quảng cáo)
Giải bài 1 trang 25 SGK Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Dùng hỗn số viết thời gian ở đồng hồ trong các hình vẽ
Thời gian ở hình a có thể viết là \(2\frac{1}{3}\) giờ hoặc \(14\frac{{20}}{{60}}\) giờ được không?
Hỗn số cần tìm gồm:
Phần nguyên = số giờ
Phần phân số = Số phút: 60
Hình a: \(2\frac{1}{3}\)
Hình b: \(4\frac{5}{6}\)
Hình c: \(6\frac{1}{6}\)
Hình d: \(9\frac{1}{2}\)
Thời gian ở hình a có thể viết là \(2\frac{1}{3}\) giờ hoặc \(14\frac{{20}}{{60}}\) được.
Bài 2 trang 25 Toán 6 tập 2 CTST
Advertisements (Quảng cáo)
Sắp xếp các khối lượng sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:
\(3\frac{3}{4}\) tạ; \(\frac{{377}}{{100}}\) tạ; \(\frac{7}{2}\) tạ; \(3\frac{{45}}{{100}}\) tạ; \(365\)kg.
Đổi các khối lượng ra cùng đơn vị.
Ta có:
\(3\frac{3}{4}\) tạ = \(\frac{{15}}{4}\) tạ = \(\frac{{375}}{{100}}\) tạ.
\(\frac{7}{2}\) tạ = \(\frac{{350}}{{100}}\) tạ
\(3\frac{{45}}{{100}}\) tạ = \(\frac{{345}}{{100}}\) tạ
\(365\)kg = \(\frac{{365}}{{100}}\) tạ
=> Các khối lượng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là:
\(\frac{{377}}{{100}}\) tạ ; \(3\frac{3}{4}\) tạ; \(365\)kg; \(\frac{7}{2}\) tạ; \(3\frac{{45}}{{100}}\) tạ.
Bài 3 trang 25 Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Dùng phân số hoặc hỗn số để viết các đại lượng diện tích dưới đây theo mét vuông
a) \(125\,d{m^2}\) b) \(218\,c{m^2}\)
c) \(240\,d{m^2}\) d) \(34\,c{m^2}\)
Nếu viết chúng theo đề-xi-mét vuông thì sao?
\(1c{m^2} = \frac{1}{{100}}\,d{m^2}\)
\(1c{m^2} = \frac{1}{{10000}}\,{m^2}\)
a) \(1\frac{{25}}{{100}}\,{m^2}\) b) \(\frac{{109}}{{5000}}\,{m^2}\)
c) \(2\frac{{40}}{{100}}\,{m^2}\) d) \(\frac{{17}}{{5000}}\,{m^2}\)
Nếu viết chúng theo đề-xi-mét vuông:
a) \(\frac{{125}}{1}\,d{m^2}\) b) \(2\frac{{18}}{{100}}\,d{m^2}\)
c) \(\frac{{240}}{1}\,d{m^2}\) d) \(\frac{{34}}{{100}}\,\,d{m^2}\)
Giải bài 4 trang 25 SGK Toán 6 tập 2 CTST
Hai xe ô tô cùng đi được quãng đường 100 km, xe taxi chạy trong \(1\frac{1}{5}\) giờ và xe tải chạy trong 70 phút. So sánh vận tốc hai xe.
Đổi thời gian ra giờ.
– Tính vận mỗi xe = Quãng đường : thời gian mỗi xe đi
=> So sánh hỗn số => So sánh được vận tốc hai xe.
Đổi 70 phút = \(\frac{7}{6}\) giờ
Vận tốc của xe taxi là:
100 : \(1\frac{1}{5}\) = 100 : \(\frac{6}{5}\) = \(\frac{{250}}{3}\) = \(83\frac{1}{3}\) (km/h)
Vận tốc của xe tải là:
100 : \(\frac{7}{6}\) = \(\frac{{600}}{7}\) = \(85\frac{5}{7}\) (km/h)
Ta có: \(85\frac{5}{7}\) > \(83\frac{1}{3}\) nên vận tốc của xe taxi lớn hơn.