Hoạt động khám phá 1
Trong một đại hội thể thao Có các đội và số người tham gia trong bảng sau:
Đội |
A |
B |
C |
D |
E |
G |
H |
I |
K |
Số người |
10 |
22 |
14 |
17 |
23 |
55 |
36 |
28 |
19 |
Trong các đội đã cho, đội nào xếp được thành hai hàng có số người bằng nhau?
Do các số 10; 22; 14; 36; 28 nên các đội A, B, C, H, I xếp được hai hàng có số người bằng nhau
Thực hành 1
a) Viết hai số lớn hơn 1000 và chia hết cho 2.
b) Viết hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2.
Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
a) 1026 và 5792
b) 125 và 687
Hoạt động khám phá 2
Chọn các số chia hết cho 5 ở dưới đây:
10; 22; 15; 27; 33; 25; 19; 36; 95.
Có nhận xét gì về chữ số tận cùng chữ số hàng đơn vị của các số chia hết cho 5 em vừa chọn.
Các số chia hết cho 5 là: 10; 15; 25; 95
Nhận xét: Các số trên có chữ số tận cùng là: 0; 5
Thực hành 2 trang 25 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu * để số \(\overline {17*} \)thoả mãn từng điều kiện:
a) Chia hết cho 2; b) Chia hết cho 5;
Advertisements (Quảng cáo)
c) Chia hết cho cả 2 và 5.
Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.
a) *\( \in \){0; 2; 4; 5; 8}
b) *\( \in \){0; 5}
c) *\( \in \){0}
Giải bài 1 trang 25 Toán 6 CTST tập 1
Trong những số sau: 2 023, 19445, 1010, số nào:
a) chia hết cho 2?
b) chia hết cho 5?
c) chia hết cho 10?
Advertisements (Quảng cáo)
a) Số chia hết cho 2 là 1010
b) Số chia hết cho 5 là 19445
c) Số chia hết cho 10 là 1010
Bài 2 trang 25 Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1
Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.
a) 146 + 550; b) 575 – 40;
c) 3.4.5 + 83; d) 7.5.6 – 35.4.
Nếu a\( \vdots \)n và b\( \vdots \)n thì (a + b) \( \vdots \)n
Nếu a\( \vdots \)n và b\( \vdots \)n thì (a – b) \( \vdots \)n
Nếu trong một tổng và một hiệu có 1 số không chia hết cho n thì tổng (hiệu) đó không chia hết cho n.
a)
146\( \vdots \)2; 550\( \vdots \)2 => (146 + 550) \( \vdots \)2
146 không chia hết cho 5; 550\( \vdots \)5 => (146 + 550) không chia hết cho 5
b) 575 không chia hết cho 2; 40\( \vdots \)2 => (575 – 40) không chia hết cho 5
575\( \vdots \)5; 40\( \vdots \)5 => (575 – 40) \( \vdots \)5
c) 3.4.5\( \vdots \)2; 83 không chia hết cho 2 => (3.4.5 + 83) không chia hết cho 2
3.4.5\( \vdots \)5; 83 không chia hết cho 5 => (3.4.5 + 83) không chia hết cho 5
d) 7.5.6 \( \vdots \)2; 35.4\( \vdots \)2 => (7.5.6 – 35.4) \( \vdots \)2
7.5.6 \( \vdots \)5; 35.4\( \vdots \)5 => (7.5.6 – 35.4) \( \vdots \)5
Giải bài 3 trang 25 Toán lớp 6 CTST
Lớp 6A, 6B 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.
a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?
b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?
a) Do 35 và 40 chia hết cho 5 nên hai lớp 6A và 6D có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên
b) Do 36 và 40 chia hết cho 2 nên hai lớp 6B và 6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập.
Bài 4 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Bà có thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau
(có cùng số xoài, có cùng số quýt) được không?
Xét xem số xoài và số quýt cho chia hết cho 5 không rồi suy ra tổng có chia hết cho 5 không? Và kết luận
Ta có 19 không chia hết 5 và 40 \( \vdots \) 5 nên (19 + 40) không chia hết cho 5
Vậy Bà không thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt)