Trang Chủ Lớp 5 Đề thi học kì 1 lớp 5

Đề thi học kì môn Tiếng Việt lớp 5 của trường TH Thạnh Phú 2 năm 2016

Tham khảo đề thi học kì môn Tiếng Việt lớp 5 của trường Tiểu học Thạnh Phú 2 năm 2016: Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ …) của em hoặc người bạn mà em yêu mến

TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH PHÚ 2

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

Năm học : 2016 – 2017

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

Đọc thầm bài văn sau: (3đ)

Đất Cà Mau

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.

Theo Mai Văn Tạo

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:

1:  Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là:

A. Dữ dội, kéo dài.

B.Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.

Advertisements (Quảng cáo)

C.Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.

2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào?

A. Tháng hai, tháng ba.

B.Tháng ba, tháng tư.

C.Tháng tư, tháng năm.

3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là:

A. Cây đước.

B.Cây bình bát.

Advertisements (Quảng cáo)

C.Cây bần.

4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5: Từ “Xanh rì” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B.Động từ

C.Tính từ

6: Trong câu: “Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì.” Bộ phận chủ ngữ là:

A. Nhà cửa dựng dọc

B.Nhà cửa

C.Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.

II. Phần viết:

1.Chính tả: (  Nghe-viết) (15-20 Phút)     

Kì diệu rừng xanh

      Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

      Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.

2. Tập làm văn: (30 Phút)

    Đề bài:  Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ …) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.

Bài làm

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đâ rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông  không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạv chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống.

Advertisements (Quảng cáo)