Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22 có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh ôn tập, ôn thi hiệu quả học kì 1 lớp 4. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1
Năm học : 2017 – 2018
Môn: Khoa học – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? (Mức 2)
A. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra nước tiểu.
B. Lấy thức ăn, không khí từ môi trường và thải ra cặn bã.
C. Lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra chất thừa, cặn bã.
D. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra mồ hôi và nước tiểu.
Câu 2: Các cơ quan nào trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người ? (Mức 1)
A. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn.
B. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.
C. Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
D. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
Câu 3: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là: (Mức 1)
A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo.
B. Vi-ta-min, chất khoáng.
C. Chất bột đường, nước, không khí.
D. Cả ý A và B.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 4: Vai trò của chất bột đường là: (Mức 1)
A. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng, hấp thụ các vi-ta-min :A,D,E,.K .
C. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
D. Cần cho hoạt động sống của cơ thể.
Câu 5: Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp là: (Mức 1)
A. Tiêu chảy, đau mắt, cảm sốt…
B. Tiêu chảy, ho, bướu cổ…
C. Tiêu chảy, tả, lị,..
D. Tiêu chảy, tả, còi xương…
Câu 6: Để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ta không nên: (Mức 1)
A. Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Thức ăn đã nấu chín ; nấu xong nên ăn ngay.
Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải là của nước ? (Mức 1)
A. Trong suốt.
B. Có hình dạng nhất định.
C. Không mùi.
D. Chảy từ cao xuống thấp.
Câu 8. Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây? (Mức 2)
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ cao xuống thấp.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 9. Không khí gồm những thành phần chính là: (Mức 1)
A. Ô -xi và các- bô-níc.
B. Ô – xi và ni- tơ
C. Ô – xi, ni- tơ và hơi nước.
D. Ô –xi, ni tơ, khói, bụi.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? (Mức 3)
Câu 2: Ta nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ? (Mức 3)
Câu 3: Không khí có những tính chất gì ? (Mức 3)
Câu 4 : Vẽ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. (Mức 4)
——- HẾT ———
Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: C (1 điểm); Câu 2: D (0,5 điểm); Câu 3: D (0,5 điểm); Câu 4: A (0,5 điểm); Câu 5: D (0,5 điểm); Câu 6: B (0,5 điểm); Câu 7: B (1 điểm); Câu 8: C (1 điểm); Câu 9:B (0,5 điểm);
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:(1 điểm)
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. (0,25 điểm)
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. (0,5 điểm)
– Đưa trẻ khám để chữa trị kịp thời.(0,25 điểm)
Câu 2: 1 điểm
Không chơi gần ao, hồ, sông, suối; giếng nước phải có nắp đậy. (0,25 điểm)
Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.(0,5 điểm)
Tập bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.(0,25 điểm)
Câu 3: Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.(0,5 điểm) Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.(0,5 điểm)
Câu 4. Vẽ đúng sơ đồ ( 1 điểm)
_______ HẾT ________