Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Câu 1. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
Bức tranh 1: Thuở xưa có một chàng trai nghèo cha mẹ mất sớm. Chàng làm nghề đốn củi để kiếm sống. Một hôm đang đốn củi không may lưỡi rìu văng xuống sông.
Bức tranh 2: Chàng buồn bã thất vọng, nước mặt chàng tuôn ra. Bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện hứa sẽ vớt lưỡi rìu lên cho chàng.
Bức tranh 3: Lần thứ nhất cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng
Bức tranh 4: Lần thứ hai cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc
Bức tranh 5: Lần thứ ba cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt
Bức tranh 6: Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng ba lưỡi rìu
Câu 2. Phát triển ý nêu dưới bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
Advertisements (Quảng cáo)
Ba lưỡi rìu
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo… lưỡi rìu bật ra khỏi cán, văng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
– Tại sao cháu khóc?
– Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
Advertisements (Quảng cáo)
– Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
– Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
– Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
– Của cháu phải không?
– Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
– Cái này đúng của cháu chứ?
– Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:
– Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
– Vâng, cháu sẽ biết ơn ông suốt đời.
(Truyện cổ Lít-va)
* Ý nghĩa câu chuyện: Sự trung thực của anh tiều phu đã giúp anh có được một phần thưởng thật quí giá.