Soạn bài: Truyện cổ nước mình
Câu 1. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì truyện cổ nước nhà vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa. Không chỉ rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu sắc mà truyện cổ nước nhà còn giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: “Rất công bằng, rất thông minh. Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.” Cuối cùng, truyện cổ còn cho hậu thế nhiều lời khuyên răn quý giá của cha ông như: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, tự tin…
Câu 2. Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
Bài thơ đã gợi đến những truyện cổ: Tấm Cám (Thị thơm thị giấu người thơm…), Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta).
Câu 3. Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta.
Advertisements (Quảng cáo)
Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta:
Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh…
Câu 4. Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Advertisements (Quảng cáo)
Hai dòng thơ cuối bài:
“Tôi nghe truyện cổ thầm thì.
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.”
Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
Kể lại nội dung bài thơ: “Truyện cổ nước mình” thành một câu chuyện.
Thuở bé, tôi rất thích nghe bà kể chuyện cổ tích, những câu chuyện thường bắt đầu bằng: Ngày xửa ngày xưa… và kết thúc là cảnh đoàn tụ, hạnh phúc của người tốt, người hiền. Tôi hồi hộp, say mê dõi theo hành trình chống cái ác của cô Tấm xinh đẹp, siêng năng. Bao lần bị mẹ con nhà Cám hãm hại là bấy nhiều lần Tấm hoá thân để vạch mặt chỉ tên chúng.
Con chim Vàng Anh, hai cây xoan đào, khung cửi, trái thị thơm đều là Tấm. Bụt thương Tấm nên giúp Tấm gặp lại nhà vua sau bao trắc trở, qua miếng trầu têm cánh phượng xinh xinh. Đúng là ở hiền thì sẽ gặp lành. Người hiền sẽ được Tiên, Phật độ trì, giúp đỡ.
Sau này lớn lên, truyện cổ vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của tôi. Văng vẳng bên tai tôi tiếng thì thầm của ngày xưa vọng lại như an ủi, vỗ về, như sợi dây vô hình mà thiêng liêng nối kết tôi với quá khứ xa xăm. Đạo lí làm người đã được đúc kết tự ngàn xưa qua kho tàng truyện cổ. Tôi nhận ra những phẩm chất quý báu của ông cha qua đó: công bằng, nhân hậu, thông minh, độ lượng,…
Những bài học, những kinh nghiệm thiết thực, những ước mơ tốt đẹp,… trong cuộc đời đều được gửi gắm cả vào truyện cổ. Qua bao năm tháng, ý nghĩa sâu xa của nó thấm dần, thấm dần vào máu thịt, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi chúng ta.