Trang Chủ Bài tập SGK lớp 4 Soạn bài Tiếng Việt lớp 4

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – trang 128 Tuần 13 – Tìm ví dụ về tinh thần kiên trì vượt khó .

Tuần 13. Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 128 SGK Tiếng Việt  lớp 4 tập 1. Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó..; Tìm ví dụ về tinh thần kiên trì vượt khó .

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

Gợi ý

1. Tìm ví dụ về tinh thần kiên trì vượt khó .

– Tìm mọi cách để giải bài toán khó.

– Luyện tập để viết chữ đẹp.

– Vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập hoặc rèn luyện.

– Nhà nghèo, phải làm nhiều việc giúp gia đình nhưng vẫn học tập tốt.

– Có bệnh tật nhưng vẫn học tập tốt hoặc rèn luyện thành vận động với thể thao, thành thợ giỏi.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Lập dàn ý câu chuyện định kể:

– Mở đầu câu chuyện : Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

– Diễn biến câu chuyện : Trình bày các khó khăn mà nhân vật gặp ph,: và lòng kiên trì vượt khó của nhân vật.

– Kết thúc câu chuyện : Nêu kết quả mà nhân vật đạt được hoặc nêu nhận xét về nhân vật, về ý nghĩa câu chuyện.

3. Dựa vào dàn ý, nói thành lời. Chú ý :

Advertisements (Quảng cáo)

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với nhân vật, sự việc.

– Kết hợp giọng kể với điệu bộ, cử chỉ để diễn tả câu chuyện, hấp dẫn người nghe.

Bài mẫu

“Ototake” của Việt Nam

Ototake – một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.

Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm.

Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm. Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chàng thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.

– Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.

Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.

Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!

(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)

* Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần kiên trì vượt khó, ý chí vươn lên của cậu bé bị tật nguyền.

Advertisements (Quảng cáo)