Bài 1: Nêu điểm khác nhau giữa chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính và chọn giống bằng phương pháp gây đột biến.
|
Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính |
Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến |
Đối tượng |
Thực vật, động vật bậc cao. |
Vi sinh vật, thực vật, động vật bậc thấp. |
Phương pháp tiến hành |
Cho giao phối. |
Xử lí đột biến. |
Lịch sử |
Đã sử dụng lâu đời. |
Những thập kỉ gần đây. |
Cơ chế |
Phân li độc lập – tổ hợp tự do ; tương tác gen ⟶ Các dạng ưu thế lai. |
Rối loạn vật chất di truyền ở mức phân tử hoặc tế bào ⟶ Đột biến gen và đột biến NST. |
Hiệu quả |
Thời gian dài – hiệu quả chậm. |
Thời gian ngắn – hiệu quả nhanh. |
Các đặc điểm chính |
– Tổ hợp các gen vốn có. – Đơn giản, dễ thực hiện. – Dễ dự đoán kết quả dựa trên các quy luật di truyền. – Tần số biến dị lớn. |
– Tạo và tổ hợp gen mới có giá trị chọn lọc. – Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật, trình độ cao. – Khó dự đoán kết quả do đột biến ngẫu nhiên và vô hướng. – Tần số biến dị nhỏ. |
Bài 2: Giống gà Plimút có gen trội A gây màu lông vằn liên kết với NST X, gen lặn a gây màu lông đen được tìm thấy ở giống gà Ápta. Hãy tiến hành phép lai như thế nào để có thể đánh dấu được giới tính ở gà con mới nở. Viết rõ sơ đồ lai.
Muốn đánh dấu giới tính ở gà con mới nở cần làm cho kiểu hình mang gen Mặn xuất hiện ở giới mang NST giới tính \(X^aY\) (gà mái lông đen).
Vậy phép lai cần tiến hành là :
P: thuần chủng \({X^a}{X^a}\)(gà trống lông đen) x \(X^AY\) (gà mái lông vằn)
Giao tử P \(X^a\) \(X^A\); Y
F1: \({X^A}{X^a}\) (gà trống lông vằn) \(X^aY\) (gà mái lông đen)