Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 3.26, 3.27, 3.28, 3.29, 3.30, 3.31 trang 22 SBT Hóa học 12: Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).

Bài 11 Peptit và protein SBT Hóa lớp 11. Giải bài 3.26 – 3.31 trang 22. Câu 3.26 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Hãy cho biết trình tự đầy đủ của peptit X…; Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).

Bài 3.26: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 moỉ alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu là Met và amino axit đuôi là Phe. Thuỷ phân từng phần X thu được các đipeptit Met – Gly, Gly – Ala và Gly – Gly. Hãy cho biết trình tự đầy đủ của peptit X.

Phân tử X có 5 gốc amino axit, gốc đầu là Met và đuôi là Phe :

Met – ? – ? – ? – Phe

Vì có thu được đipeptit Met – Gly nên có thể viết:

Met – Gly – ? – ? – Phe

Ngoài ra, còn thu được các đipeptit Gly – Gly và Gly – Ala nên trình tự đầy đủ của X là :

Met – Gly – Gly – Ala – Phe.

Bài 3.27: Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.

X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chí đóng góp 1 gốc vào phân tử X.

Nên xuất phát từ tripeptit: DCA

Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D : BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A ; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là : BDCAE.

Bài 3.28: Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).

Công thức cấu tạo của tripeptit Ala – Gly – Val là :

Advertisements (Quảng cáo)

H2N-CH(-CH3)-CO-NH-CH2 -CO-NH-CH(-CH(CH3)2)-COOH.

Bài 3.29: Viết công thức cấu tạo thu gọn và tên của các amino axit sinh ra khi thuỷ phân hoàn toàn các peptit

a)   H2N-CH2-CO-NH-CH(-CH3)-CO-NH-CH2-COOH

b) H2N-CH2-CO-NH-CH(-CH2-COOH)-CO-NH-CH(-CH2-C6H5)-CO-NH-CH2-COOH

a) H2N – CH2 – COOH ;CH3-CH(NH2)-COOH

      Axit aminoaxetic   ;   axit 2-aminopropanoic

b) H2N – CH2– COOH ; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH

    Axit aminoaxetic  ;     axit 2-aminobutanđioic

C6H5-CH2 -CH(NH2)- COOH

Advertisements (Quảng cáo)

axit 2-amino- 3-phenylpropanoic

Bài 3.30: Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenluỉozơ). Làm thế nào để phân biệt hai loại len đó một cách đơn giản.

Len lông cừu có bản chất protein ; khi đốt cháy, loại len đó bị phân huỷ tạo ra mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đối cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.

Bài 3.31: Khi thuỷ phân hoàn toàn 500 mg một protein, chỉ thu được các amino axit với khối lượng như sau :

CH3 – CH(NH2) – COOH                              178 mg

HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH     44 mg

HS – CH2 – CH(NH2) – COOH                     48 mg

HO – CH2 – CH(NH2) – COOH                     105 mg

HOOC – CH2 – CH(NH2) – COOH               131 mg

(CH3)2CH – CH(NH2) – COOH                    47 mg

H2N – [CH2]4 – CH(NH2) – COOH                44 mg

Tính tỉ lệ (về số mol) giữa các amino axit trong loại protein đó. Nếu phân tử khối của protein này là 50000 thì số mắt xích của mỗi amino axit trong một phân tử protein là bao nhiêu ?

Số mol mỗi amino axit thu được từ 500 mg protein :

Số mol CH3 – CH(NH2) – COOH là : \({{0,178} \over {89}} = 0,002mol\)

HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH : \({{0,044} \over {147}} \approx 0,0003mol\)

HS – CH2 – CH(NH2) – COOH :\({{0,048} \over {121}} \approx 0,0004mol\)

HO – CH2– CH(NH2) – COOH : \({{0,105} \over {105}} = 0,001mol\)

HOOC – CH2 – CH(NH2) – COOH : \({{0,131} \over {133}} \approx 0,001mol\)

(CH3)2CH – CH(NH2) – COOH :\({{0,047} \over {117}} \approx 0,0004mol\)

H2N – [CH2]4 – CH(NH2) – COOH :\({{0,044} \over {146}} \approx 0,0003mol\)

Tỉ lệ số mol giữa các amino axit nói trên quy về số nguyên đơn giản nhất là :   20:3:4: 10: 10:4:3

Nếu phân tử khối của protein này là 50 000 (khối lượng mol là 50 000 g tức là gấp 100 000 lần so với 0,5 g) thì số mol mắt xích trong 1 mol phân tử (cùng là số mắt xích trong một phân tử) sẽ lần lượt là : 200; 30; 40; 100;100; 40; 30.

Advertisements (Quảng cáo)