3.11.Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất
CH3-CH-COOH ?
|
NH2
A. Axit 2-aminopropanoic B. Axit α-aminopropionic.
C. Anilin. D. Alanin.
3.12. Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2, chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. natri kim loại. D. quỳ tím.
3.13. Công thức cấu tạo của glyxin là
A. H2N – CH2 – COOH. B. H2N-CH2-COOH
C. CH3-CH-COOH D. CH2-CH-CH2
| | | |
NH2 OH OH OH
3.14. 1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HC1 tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH(NH2)COOH. B.H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOH D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH
3.15. Khi trùng ngưng 13,1 g axit ε-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Giá trị của m là
Advertisements (Quảng cáo)
A. 10,41. B. 9,04.
C.11,02. D. 8,43.
Chọn các đáp án:
3.11 |
3.12 |
3.13 |
3.14 |
3.15 |
C |
D |
B |
A |
B |
Bài 3.16: Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.
Các công thức cấu tạo của hợp chất theo yêu cầu đề bài là:
CH3-CH (NH2) -COOH (axit α-aminopropionic)
CH2(NH2)-CH2-COOH (axit ε-aminopropionic)
CH2(NH2)-COO-CH3 (metyl aminoaxetat)
CH2 = CH-COO-NH4 (amoni acrylat)
Bài 3.18: Chất A là một amino axit mà phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác. Thí nghiệm cho biết 100 ml dung dịch 0,2M của chất A phản ứng vừa hết với 160 ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng này thì được 3,82 g muối khan. Mặt khác, 80 g dung dịch 7,35% của chất A phản ứng vừa hết với 50 ml dung-dịch HC1 0,8M.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo của A biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α.
a) Ta có:
n A= 0,2.0,1=0,02 mol ; nNaOH= 0,16.025= 0,04 mol
(NH2)nCxHy(COOH)m + mNaOH → (NH2)nCxHy(COONa)m + mH2O Theo phương trình : 1 mol A tác dụng với m mol NaOH
Theo đầu bài : 0,02 mol A tác dụng với 0,04 mol NaOH
→\(m = {{0,04} \over {0,02}} = 2\)
Số mol muối = số mol A = 0,02 (mol)
→M muối= \({{3,82} \over {0,02}} = 191\)
Từ phân tử khối của (NH2)nCxHy(COONa)2 là 191, có thể suy ra phân tử khối của (NH2)nCxHy(COOH)2 = 191 – 2.23 +2.1 = 147
Số mol A trong 80 g dung dich 7,35% là : \({{80.7,35} \over {100.147}} = 0,04mol\)
Số mol HCl trong 50 ml dung dịch 0,8M là : 0,05.0,8=0,04 (mol)
Cứ 1 mol A tác dụng với n mol HC1
0,04 mol A tác dụng với 0,04 mol HC1
→n=1
M H2NCxHy(COOH)2 =147
=> 12x + y = 147 – 16-2.45 = 41
Vậy x = 3 ; y = 5
Công thức phân tử của A : C5H9O4N.
b) Công thức cấu tạo của A :
HOOC-CH2 -CH2 –CH(NH2)-COOH axit glutamic.
Bài 3.17: Hợp chất A là một muối có công thức phân tử C2H8N2O3. A tác dụng được với KOH tạo ra một amin và các chất vô cơ. Hãy viết các công thức cấu tạo mà muối A có thể có, viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng giữa A và KOH, có ghi tên các chất hữu cơ.
Chất A có thể là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3 .
C2H5NH3NO2 + KOH → KNO3 + C2H5NH2 + H2O
etylamoni nitrat etylamin
(CH3)2NH3NO3 + KOH → KNO3 + (CH3)2NH + H2O
đimetylamoni nitrat đimetylamin