Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Địa lí 12

Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp SBT Địa lớp 12: Rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp ?

Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – SBT Địa lớp 12: Giải bài 1,2,3,4, bài tập từ trang 67 – 69 Sách bài Tập Địa lớp 12. Cho bảng số liệu sau:.; Rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp ?

Bài 1: Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển thủy sản ở nước ta:

-Thuận lợi:

-Khó khăn:

Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển thủy sản ở nước ta:

a) Thuận lợi:

+) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

– Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2

– Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3.9-4.0 triệu tấn)

– Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang

+ Ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu

+ Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

– Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ

– Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, áo hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

-Nước ta có khoảng 1.2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)

+) Điều kiện kinh tế-xã hội

– Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

-Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

Advertisements (Quảng cáo)

– Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn

-Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản

– Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU..)

b) Khó khăn:

– Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc.

– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy hải sản cũng bị đe dọa suy giảm.

– Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế

– Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

– Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu

Bài 2: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SỐNG CỬU LONG QUA 2 NĂM 2000 VÀ 2010

(Đơn vị: nghìn tấn)

Sản lượng thủy sản

Năm 2000

Năm 2010

Cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng

2250.5

1169.1

5127.6

2934.4

Đánh bắt

1660.9

803.9

2410.8

994.2

Nuôi trồng

589.6

365.2

2706.8

1940.2

a) Nhận xét về tình hình tăng trưởng sản lượng thủy sản của cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Advertisements (Quảng cáo)

b) Giải thích tại sao đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đứng đầu cả nước

– Về đánh bắt:

– Về nuôi trồng:

a) Tình hình tăng trưởng sản lượng thủy sản của cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

– Tổng sản lượng thủy sản của cả nước cũng như Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạng 2000-2010 đều tăng mạnh

– Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đều có xu hướng giảm

b) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Giáp các vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn gien thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết …

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào của trồng trọt, chăn nuôi

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

Bài 3: Hoàn thiện sơ đồ dưới đây:

Bài 4: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH

Năm

Diện tích rừng

(Nghìn ha)

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

Tổng

Chia ra

Trồng và nuôi rừng

Khai thác lâm sản

Dịch vụ và hoạt động khác

2000

10916

7674

1132

6235

307

2002

11533

8411

1165

6855

391

2005

12419

9940

1423

7938

579

2010

13259

18245

2643

14573

1029

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp nước ta trong giai đoạn 2000-2010

b) Rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp

a) BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH

b) Nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp:

– Khai thác khoảng 2.5 triệu mgỗ mỗi năm ở vùng rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du

– Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu

– Trồng rừng, bảo vệ rừng chủ yếu theo mô hình nông kết hợp (VACR) đem lại hiệu quả lớn cho khai thác, bảo vệ và cải tạo tài nguyên rừng, nâng cao đời sống nhân dân. Việc đầu tư trồng rừng theo mô hình VACR góp phần:

+ Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa

+Góp phần to lớn vào việc hình hành và bảo vệ đất, chống xói mòn, đồng thời bảo vệ nguồn gen quý giá

+ Cung cấp nhiều lâm sản thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống.

Advertisements (Quảng cáo)