1. Quần xã là:
A. Một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
B. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
C. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.
D. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
2. Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam.
Đây là biểu hiện của hiện tượng:
A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế thứ sinh
C. Diễn thế khôi phục D. Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục
3. Quan hệ đối kháng trong quần xã thể hiện ở mối quan hệ giữa
(1) Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
(2) Địa y và cây gỗ.
(3) Dây tơ hồng sống trên tán cây trong rừng.
(4) Cây tầm gửi sống trên các cây gỗ lớn trong rừng.
(5) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
4. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là
A. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
C. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.
D. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.
5. Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt.
B. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp.
C. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp.
D. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh.
6. Rừng mưa nhiệt đới là
A. một loài B. một quần thể C. một giới D. một quần xã
7. Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi. 2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.
3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi. 4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau:
A. 1. Quan hệ kí sinh; 2. hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật thịt con mồi.
B. 1. Quan hệ ký sinh; 2. hội sinh; 3. động vật ăn thịt con mồi; 4. cạnh tranh.
C. 1. Quan hệ kí sinh; 2. hội sinh; 3, cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi.
D. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. hợp tác; 3. cạnh tranh; 4. động vật ăn thịt con mồi
8. Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là
Advertisements (Quảng cáo)
A. loài đặc trưng B. loài đặc hữu C. loài ưu thế D. loài ngẫu nhiên
9. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.
B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.
1.0: Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là:
A. Sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, cháy rừng.
B. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
C. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
D. Hoạt động mạnh mẽ của loài đặc trưng.
1.1: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?
(1) Mật độ cá thể (2) Loài ưu thế
(3) Loài đặc trưng (4) Nhóm tuổi
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
1.2: Quá trình nào sau đây được gọi là diễn thế thứ sinh?
A. Diễn thế xảy ra ở đảo mới hình thành.
B. Diễn thế xảy ra ở một hồ chứa nước mới được hình thành.
C. Diễn thế xảy ra ở một rừng nguyên sinh.
D. Diễn thế xảy ra ở miệng núi lửa sau khi phun.
1.3: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ:
A. ức chế – cảm nhiễm. B. động vật ăn thịt và con mồi.
C. hội sinh. D. cạnh tranh khác loài.
1.4: Khi nói về mối quan hệ giữa động vật ăn thịt – con mồi, kết luận nào đúng:
A. Quần thể vật ăn thịt luôn có xu hướng có số lượng nhiều hơn quần thể con mồi.
B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng ủng hộ, còn quần thể con mồi biến đổi.
C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kỳ trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
1.5: Cho các giai đoạn của một kiểu diễn thế sinh thái như dưới đây:
(1) Bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2) Hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Đó là kiểu diễn thế gì và diễn ra theo trình tự nào?
A. Diễn thế nguyên sinh; trình tự: (1), (2), (4), (3).
B. Diễn thế thứ sinh; trình tự: (1), (2), (3), (4).
C. Diễn thế nguyên sinh, trình tự: (1), (4), (3), (2).
D. Diễn thế nguyên sinh; trình tự: (1), (3), (4), (2).
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | B | C | A | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | C | B | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | C | D | D | D |