Bài 6: Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 110V.
Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu ?
Ta thấy điện áp sử dụng lớn hơn điện áp định mức của đèn, nên phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn.
Để đảm bảo đèn sang bình thường thì cường độ qua đèn phải bằng với cường độ dòng điện định mức: I = \(\frac{P}{U_{d}}\) = \(\frac{100}{100}\) = 1A.
Điện trở của toàn mạch là: Rm = \(\frac{U}{I}\) = \(\frac{110}{1}\) = 110 Ω.
Điện trở của đèn là: Rđ = \(\frac{U_{d}^{2}}{P}\) = \(\frac{100^{2}}{100}\) = 100 Ω.
Vậy phải mắc thêm một điện trở R0 nối tiếp với đèn: R0 = Rm – Rđ = 10 Ω.
Bài 7: Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I0 theo công thức nào ?
A. I = \(\frac{I_{0}}{2}\); B. I = \(\frac{I_{0}}{3}\);
C. I = \(\frac{I_{0}}{\sqrt{2}}\); D. I = \(\frac{I_{0}}{\sqrt{3}}\).
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn đáp án C
Bài 8: Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là:
U = 80cos100 πt (V)
Tần số góc của dòng điện là bao nhiêu ?
A. 100 π rad/s; B. 100 Hz;
C. 50 Hz; D. 100 π Hz.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn đáp án A.
Bài 9: Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là:
U = 80cos100 πt (V)
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu ?
A. 80 V; B. 40 V
C. 80√2 V; D. 40√2 V.
Chọn đáp án D.
Bài 10: Một đèn điện có ghi 110 V – 100 W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch xoay chiều có u = 220√2sin100 ωt (V). Để đèn sang bình thường, R phải có giá trị là bao nhiêu ?
A. 1210 Ω; B. \(\frac{10}{11}\) Ω
C. 121 Ω; D. 110 Ω.
Đáp án C
Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch: 220 V.
Tương tự bài tập 6, ta phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn:
R0 = Rm – Rđ = 121 Ω