Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Vật Lý 12

Bài 14.8, 14.9, 14.10, 14.11, 14.12, 14.13, 14.14, 14.15 trang 39,40 SBT Lý 12:  Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch ?

Bài 14 Mạch R, L, C mắc nối tiếp SBT Lý lớp 12. Giải bài 14.8 – 14.15 trang 39,40 Sách bài tập Vật Lí 12. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp…;  Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch ?

14.8. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không phụ thuộc vào giá trị điện trở R.

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt gịá trị cực đại.

C. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và giữa hai đầu cuộn cảm thuần có cùng giá trị.

D. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

14.9. Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \pi t\) ,(\( U_0\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 50 \(\Omega\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,318 H và tụ điện có điện dung thay đổi được. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện tới- giá trị bằng

A. 42,48 \(\mu \)F.                                    B. 47,74 \(\mu \)F.

C. 63,72\(\mu \)F.                                     D. 31,86 \(\mu \)F.

14.8 14.9
A D

Bài 14.10: Cho mach gồm điên trở R = 30\(\sqrt3  \Omega\)  nối tiếp với tu điên \( C={1\over 3000\pi}\)điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là u = 120\(\sqrt2\)cos\(100\pi\)t (V).

a)  Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch.

b) Xác định điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở R và ở hai đầu tụ điện C.

Theo bài ra ta có

\(\eqalign{
& {Z_C} = 30\Omega ;\,Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = 60\Omega \cr
& I = {{120} \over {60}} = 2A;\,\tan ( – \varphi ) = {{{Z_C}} \over R} = {1 \over {\sqrt 3 }} = \tan {\pi \over 6} \cr
& i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)\,(A) \cr}\)

b) Theo bài ra ta có

\( {U_R} = 60\sqrt 3 \,V\,;{U_C} = 60\,V  \)

Bài 14.12: Cho mạch gồm điện trở R = 30 \(\Omega\) nối tiếp.với cuộn cảm L ; điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch \(u = 120cos100\pi\)t (V). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng 60 V.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Xác định ZL.

b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i

Theo bài ra ta có

\(\eqalign{
& U = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} .I = {U^2} = {\left( {RI} \right)^2} + {\left( {{Z_L}I} \right)^2} \cr
&  \Rightarrow  {\left( {RI} \right)^2} = {U^2} – U_L^2 = {\left( {60\sqrt 2 } \right)^2} – {60^2} = {60^2} \cr
&  \Rightarrow  RI = {60^{2 } \Rightarrow }I = {{60} \over {30}} = 2A \cr} \)

a) Giá trị của ZL.

\({Z_L} = {{60} \over 2} = 30\Omega \)

b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i

\(\tan \left( { – \varphi } \right) =  – {{{Z_L}} \over R} =  – 1\,;\,i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t – {\pi  \over 4}} \right)\, (A)\)

Bài 14.13: Cho mạch gồm điện trở R nối tiếp với tu điên \( C={1\over 3000\pi}\)điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là u = 120\(\sqrt2\)cos\(100\pi\)t (V). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 60 V.

a) Xác định R.

b) Viết biểu thức của cường độ đòng điện tức thời i.

Advertisements (Quảng cáo)

Theo bài ra ta có

\(\eqalign{
& {U^2} = \left( {{R^2} + Z_L^2} \right){I^2} = U_R^2 + U_C^2 \cr
& \Rightarrow U_C^2 = {U^2} – U_R^2 = {\left( {60\sqrt 2 } \right)^2} – {60^2} = {60^2} \cr
& \Rightarrow I = {{60} \over {30}} = 2A \cr} \)

a)  Xác định R: \(R = {{60} \over 2} = 30\Omega \)

b) Viết biểu thức của cường độ đòng điện tức thời i.

Ta có: \(\tan \left( { – \varphi } \right) = {{{Z_C}} \over R} = 1\,;\,I = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi  \over 4}} \right)\, (A)\)

Bài 14.14: Cho mạch gồm điện trở R = \(30\Omega\) nối tiếp với tu điên \( {C_1}={1\over 3000\pi}\); \( {C_2}={1\over 1000\pi}\) (Hình 14.1) nối tiếp nhau, điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là u = 100\(\sqrt2\)cos\(100\pi\)t (V).

a)  Xác định I.

b) Xác định UAD , UDB

Theo bài ra ta có

\(\eqalign{
& {Z_{{C_1}}} = 30\Omega \,;\,{Z_{{C_2}}} = 100\Omega \Rightarrow  {Z_C} = 40\Omega \cr
& Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt {{{30}^2} + {{40}^2}} = 50\Omega \cr} \)

a)  Xác định I.

\(I = {{100} \over {50}} = 2A\)

b) Xác định UAD , UDB

\(\eqalign{
& {U_{AD}} = \sqrt {{R^2} + Z_{{C_1}}^2} .I = \sqrt {{{30}^2} + {{30}^2}} = 60\sqrt 2 V \cr
& {U_{DB}} = {Z_{{C_2}}}.I = 20V \cr} \)

Bài 14.15: Cho các phần tử mắc nối tiếp (Hình 14.2)  \({L_1} = {{0,1} \over \pi }(H)\,;\,R = 40\Omega ;{L_2} = {{0,3} \over \pi }(H)\), điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là u = 160\(\sqrt2\)cos\(100\pi\)t (V).

a) Viết biểu thức của i.

b) Xác định  UDB

Theo bài ra ta có

\({Z_{{L_1}}} = 10\Omega \,;\,{Z_{{L_2}}} = 30\Omega \)

 a)  Viết biểu thức của i.

\(\eqalign{
& Z = \sqrt {{{40}^2} + {{40}^2}} = 40\sqrt 2 \Omega \cr
& I = {{160} \over {40\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 A;\tan \left( { – \varphi } \right) = – {{{Z_L}} \over R} = – 1 \cr
& i = 4\cos \left( {100\pi t – {\pi \over 4}} \right)A \cr} \)

b) Xác định  UDB

\({U_{DB}} = \sqrt {{R^2} + Z_{{L_2}}^2} .I = \sqrt {{{40}^2} + {{30}^2}} .2\sqrt 2  = 100\sqrt 2 V\)

Advertisements (Quảng cáo)