Bài 1: Phát biểu định luật Ôm cho mạch điện xoay chiều chỉ có,
a) một tụ điện;
b) một cuộn cảm thuần.
Bài 2: Dựa vào định luật Ôm, hãy so sánh tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều thể hiện trong.
a) ZC; b) ZL .
.
Bài 3: Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện:
Advertisements (Quảng cáo)
\(u = 100\sqrt2\cos100πt (V)\)
Cường độ hiệu dụng trong mạch là \(I = 5A\).
a) Xác định \(C\). b) Viết biểu thức của \(i\).
a) \(Z_C= \frac{U}{I}\) = \(\frac{100}{5}= 20 Ω \Rightarrow C = \frac{1}{\omega Z_{C}}\) = \(\frac{1}{100\pi . 20}\) = \(\frac{1}{2000\pi }F\)
Advertisements (Quảng cáo)
b) \(i = 5\sqrt 2\cos(100πt + \frac{\pi}{2}) (A)\)
Bài 4: Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần:
u = 100√2cos100πt (V)
Cường độ hiệu dụng trong mạch I = 5 A.
a) Xác định L. b) Viết biều thức của i.
a) ZL = \(\frac{U}{I}\) = \(\frac{100}{5}\) = 20 Ω => L = \(\frac{Z_{L}}{\omega }\) = \(\frac{20}{100\Pi }\) = \(\frac{0,2}{\Pi }H\)
b) i = 5√2cos(100πt – \(\frac{\Pi}{2 }\)) (A)
Bài 5: Chứng minh rằng, khi hai cuộn cảm thuần L1 và L2 mắc nối tiếp trong một mạch điện xoay chiều thì cuộn cảm tương đương có cảm kháng cho bởi:
ZL = (L1 + L2) ω
Khi L1 và L2 mắc nối tiếp thì: U = U1 + U2 = – L1 \(\frac{di}{dt}\) – L2 \(\frac{di}{dt}\)
U = -(L1 + L2)\(\frac{di}{dt}\) = \(-L\frac{di}{dt}\) với L = L1 + L2
Suy ra: ZL = Lω = L1ω + L2ω = \(Z_{L_{1}}\) + \(Z_{L_{2}}\).