Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 123, 124 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Bảng 31.1. Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 123, 124 SGK Sinh học 12 Nâng cao.Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.1; Bảng 31.1. Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử

Câu 1: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.1.

Bảng 31.1. Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử

Các cơ chế

Những diễn biến cơ bản

Nhân đôi ADN

Phiên mã

Dịch mã

Điều hoà hoạt động của gen

Bảng 31.1. Những diễn biến cơ bản của các cơ chế di truyền ở cấp phân tử

Các cơ chế

Những diễn biến cơ bản

Nhân đôi ADN

– ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản.

– Các mạch mới được tổng hợp theo chiếu 5’ \( \to \) 3’, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.

– Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền mạch…

– Diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung (NTBS), nửa bảo tồn và khuôn mẫu.

Phiên mã

– Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn.

– Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3′ \( \to \) 5′ và sợi ARN kéo dài theo chiều 5′ \( \to \) 3′, các đơn phân kết hợp theo NTBS..

– Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn

Dịch mã

– Các axit amin đã hoạt hoá được tARN mang vào ribôxôm.

– Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5′ \( \to \) 3′ theo từng bộ ba và chuỗi pôlipeptit được kéo dài.

– Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribbôxôm.

Điều hoà hoạt động của gen

– Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế để kìm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã được diễn ra. Sự điều hoà này tuỳ thuộc vào nhu cầu của tế bào.


Câu 2: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông và chiều mũi tên vào sơ đồ mối quan hệ ADN (gen) – tính trạng dưới đây và giải thích :

 

Advertisements (Quảng cáo)

ADN (gen) \( \to \)  mARN \( \to \) prôtêin \( \to \) tính trạng

–      Mã gốc trong ADN được phiên mã thành mã sao ở ARN và sau đó được dịch mã thành chuỗi pôlipeptit cấu thành prôtêin. Prôrêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

–     Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribônuclêôtit trong mARN , từ đó quy định trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Advertisements (Quảng cáo)


Câu 3: Hãy giải thích sơ đồ phân loại biến dị dưới đây:

Biến dị gồm 2 loại là biến dị di truyền được và không di truyền được. Biến dị di truyền được gồm biến dị tổ hợp và đột biến. Đột biến có 2 loại là đột biến gen và đột biến NST. Đột biến NST gồm đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST. Đột biến số lượng NST gồm đột biến đa bội (chẵn, lẻ) và đột biến lệch bội.


Câu 4: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 31.2.

Bảng 31.2. Cơ chế của các dạng đột biến

Các dạng đột biến

Cơ chế

Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

Đột biến số lượng NST

Bảng 31.2. Cơ chế của các dạng đột biến

Các dạng đột biến

Cơ chế

Đột biến gen

–    Bắt cặp sai (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.

–    Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột biến.

Đột biến cấu trúc NST

–    Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST.

–     Do sự chuyển đoạn diễn ra gữa các NST không tương đồng.

Đột biến số lượng NST

–    Sự không phân li của cặp NST.

–     Do thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân hoặc giảm phân.

Advertisements (Quảng cáo)