Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 161 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Nêu vai trò của các quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 161 SGK Sinh học lớp 12 Nâng cao. Giải thích sự hoá đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp. ; Nêu vai trò của các quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi.

Câu 1: Giải thích sự hoá đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp.

Trong môi trường có bụi than, thể đột biến màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, vì vậy được CLTN giữ lại. Số cá thể màu đen được sống sót nhiều hơn, qua giao phối con cháu chúng ngày càng đông và thay thế dần dạng trắng.


Câu 2: Nêu vai trò của các quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi.

– Vai trò của quá trình đột biến là cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc.

– Vai trò của quá trình giao phối là phát tán đột biến có lợi, tạo tổ hợp gen thích nghi.

– Vai trò của quá trình chọn lọc làm tăng tần số của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi.


Câu 3: Thế nào là hiện tượng đa hình cân bằng? Hiện tượng đó được giải thích như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

CLTN đã tăng dần tần số tương đối của các alen hoặc tổ hợp alen có giá trị thích nghi hơn, bảo đảm sự phát triển ưu thế của loại kiểu hình thích nghi nhất. Tuy nhiên, có trường hợp trong quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để có thể hoàn toàn thay thế các dạng khác.

Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.


Câu 4: Vì sao nói các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối? Tìm ví dụ để minh hoạ.

Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.

Advertisements (Quảng cáo)

Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.

Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.


Câu 5: Sưu tầm những tư liệu về sự thích nghi của sinh vật.

Học sinh tự sưu tầm.


Câu 6: Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Điều nào không đúng với sự đa hình cân bằng ?

A. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

B. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

C. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.

D. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.

Đáp án A. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

Advertisements (Quảng cáo)