Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Toán 12

Bài 1, 2, 3, 4 trang 90 Giải tích 12: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit

 Ôn tập chương II – Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit . Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 90 SGK Giải tích 12. Nêu các tính chất của lũy thừa với số mũ thực; Nêu các tính chất của hàm số lũy thừa

Bài 1: Nêu các tính chất của lũy thừa với số mũ thực

Tính chất của lũy thừa với số mũ thực:

cho \(a, b\) là những số thực dương; \(α, β\) là những số thực tùy ý. Khi đó ta có:

\(\eqalign{
& {a^\alpha }{a^\beta } = {a^{\alpha + \beta }};{{{a^\alpha }} \over {{a^\beta }}} = {a^{\alpha – \beta }} \cr
& {({a^\alpha })^\beta } = {a^{\alpha .\beta }} \cr
& {(a.b)^\alpha } = {a^\alpha }.{a^\beta } \cr
& {({a \over b})^\alpha } = {{{a^\alpha }} \over {{a^\beta }}} \cr
& \cr} \)

Nếu \(a > 1\) thì khi và chỉ khi \(α > β\)

Nếu \(a < 1\) thì  khi và chỉ khi \(α < β\).

Bài 2: Nêu các tính chất của hàm số lũy thừa

Bảng tóm tắt các tính chất của hàm số lũy thừa trên khoảng (0, +∞)

α > 0

α <0

Đạo hàm

Chiều biến thiên

Hàm số luôn đồng biến

Hàm số luôn nghịch biến

Tiệm cận

Không có

Tiệm cận ngang là Ox

Tiệm cận đứng là Oy

Đồ thị

Đồ thị luôn đi qua điểm (1, 1)


Bài 3: Hãy nêu các tính chất của hàm số mũ và hàm số logarit

Advertisements (Quảng cáo)

Tính chất của hàm số mũ:

Tập xác định

\(\mathbb R\)

Đạo hàm

Chiều biến thiên

\(a> 1\): Hàm số đồng biến trên \(\mathbb R\)

\(0 < a < 1\): Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb R\)

Tiệm cận

Tiệm cận ngang là Ox

Đồ thị

Đi qua các điểm \((0, 1)\) và \((1, a)\) nằm phía trên trục hoành

Bài 4: Tìm tập xác định của các hàm số:

a) \(y = {1 \over {{3^x} – 3}}\)

b) \(y = \log {{x – 1} \over {2x – 3}}\)

c) \(y = \log \sqrt {{x^2} – x – 12} \)

d) \(y = \sqrt {{{25}^x} – {5^x}} \)

Advertisements (Quảng cáo)

a) Xét hàm số : \(y = {1 \over {{3^x} – 3}}\)

Hàm số đã cho xác định khi và chỉ khi:

\(3^x-3 ≠ 0\) \(⇔ 3^x\ne3 ⇔ x ≠ 1\)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là: \(\mathbb R\backslash {\rm{\{ }}1\} \)

b) Hàm số đã cho xác định khi và chỉ khi:

\(\eqalign{
& {{x – 1} \over {2x – 3}} > 0 \Leftrightarrow (x – 1)(2x – 3) > 0 \cr
& \Leftrightarrow x \in ( – \infty ,1) \cup ({3 \over 2}, + \infty ) \cr} \)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là: \(( – \infty ,1) \cup ({3 \over 2}, + \infty )\)

c) Xét hàm số \(y = \log \sqrt {{x^2} – x – 12} \)

Hàm số đã cho xác định khi và chỉ khi:

\(x^2- x – 12 > 0 ⇔ x ∈ (-∞, -3) ∪ (4, +∞)\)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là: \((-∞, -3) ∪ (4, +∞)\)

d) Xét hàm số: \(y = \sqrt {{{25}^x} – {5^x}} \)

Hàm số đã cho xác định khi và chỉ khi:

\({25^x}-{\rm{ }}{5^x} \ge {\rm{ }}0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}{5^{2x}} \ge {\rm{ }}{5^x}⇔ 2x ≥ x\)

\(⇔ x  ≥ 0\)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là: \([0, +∞)\).

Advertisements (Quảng cáo)