25.1. Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?
A. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi có sự biến thiên của dòng điện trong mạch đó.
B. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.
C. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo thời gian chạy qua mạch đó.
D. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện không đổi theo thời gian chạy qua mạch đó.
Đáp án D
Advertisements (Quảng cáo)
25.2. Câu nào dưới đây nói về suất điện động tự cảm là không đúng?
A. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.
B, Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.
C. Là suất điện động sinh ra dòng điện không đổi trong mạch kín, có chiều tuân theo định luật Len – xơ.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có trị số xác định bởi công thức \({e_{tc}} = – L{{\Delta i} \over {\Delta t}}\), với L là hệ số tự cảm của mạch và \({{\Delta i} \over {\Delta t}}\) là tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.
Đáp án C
25.3. Câu nào dưới đây nói về hệ số tự cảm của ống dây điện là không đúng?
A. Là một hệ số – gọi là độ tự cảm, đặc trưng cho mức độ tự cảm của mạch điện, chỉ phụ thuộc cấu tạo và kích thước của mạch điện.
B. Là một hệ số xác định mối quan hệ tỉ lệ giữa suất điện động tự cảm trong mạch và tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch đó.
C. Là một hệ số tính theo công thức \(L = {i \over \Phi }\) và đo bằng đơn vị Henry (H).
D. Là một hệ số đặc trưng cho mức độ tự cảm của ống dây điện dài hình trụ, tính theo công thức \(L = 4\pi {.10^{ – 7}}.{{{N^2}} \over \ell }S\), với N là số vòng dây, llà độ dài và S là diện tích tiết diện của ống dây.
Đáp án C