Bài 1: Lập bảng phân biệt các hình thức cảm ứng ở thực vật:
Dấu hiệu so sánh |
Hướng động |
Ứng động |
1. Định nghĩa |
|
|
2. Đặc điểm |
|
|
3. Hình thức biểu hiện |
|
|
4. Vai trò đối với cây |
|
|
Dấu hiệu so sánh |
Hướng động |
Ứng động |
1. Định nghĩa |
Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. |
Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. |
2. Đặc điểm |
– Tác nhân kích thích định hướng – Tỉ lệ thuận với cường độ kích thích. |
– Tác nhân kích thích không định hướng. -Không tỉ lệ thuận với cường độ kích thích. |
3. Hình thức biểu hiện |
Hướng theo tác nhân kích thích. |
Không hướng theo tác nhân kích thích. |
4. Vai trò đối với cây |
Giúp cây thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. |
Giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. |
Bài 2: Lập bảng phân biệt các hình thức ứng động ở thực vật.
Dấu hiệu so sánh |
ứng động không sinh trưởng |
ứng động sinh trưởng |
1. Định nghĩa |
|
|
2.Đặc điểm của tác nhân kích thích |
|
|
3. Đặc điểm của hình thức trả lời kích thích |
|
|
4. Cơ chế chung |
|
Dấu hiệu so sánh |
ứng động không sinh trưởng |
ứng động sinh trưởng |
1. Định nghĩa |
Là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng giãn dài của các tế bào thực vật. |
Là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan như (như lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh trưởng giãn dài khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng từ các tác nhân ngoại cảnh(ánh sáng, nhiệt độ…) |
2.Đặc điểm của tác nhân kích thích |
Tác nhân kích thích từ một phía( vận động tự vệ, vận động bắt mồi) |
Là các tác nhân ngoại cảnh không định hướng (ánh sáng, nhiệt độ..) |
3. Đặc điểm của hình thức trả lời kích thích |
Một bộ phận của cơ thể phản ứng lại với kích thích và không có sự sinh trưởng. |
Toàn bộ cơ thể thực vật phản ứng lại với kích thích và có sự sinh trưởng. |
4. Cơ chế chung |
Do sự thay đổi trương nước co rút nguyên sinh chất, biến đổi sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học. |
Bài 3: Quan sát hình dưới đây, cho biết phản ứng của thân và rễ cây đối với sự kích thích của trọng lực có gì khác nhau ?
-Hình a,c cây được gắn vào máy chuyển hồi quay chậm để triệt tiêu sự kích thích của trọng lực từ mọi phía nên thân và rễ của cây vẫn mọc thẳng ( ngang) mà không bị mọc quay lên hoặc quay xuống.
-Hình b,d thì cây chịu tác động của trọng lực. Khi cây nằm ngang thì rễ cây sẽ mọc quay xuống đất vì khi đó hàm lượng auxin cao hơn trên→ hàm lượng auxin cao ức chế phản ứng sinh trưởng kéo dài→ kích thích các tế bào mặt trên sinh trưởng kéo dài nhanh hơn → rễ cây mọc quay xuống. Ngọn cây thì ngược lại quay lên trên.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4: – Hãy nêu vai trò hướng sáng dương của thân, cành cây và cho ví dụ minh hoạ.
– Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ?
– Nêu vai trò của hướng hoá đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây?
– Hãy nêu những loài cây trồng có hướng tiếp xúc.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hãy nêu vai trò hướng sáng dương của thân, cành cây và cho ví dụ minh hoạ.
Thân, cành cây hướng sáng dương giúp cây hướng về phía ánh sáng để có thể nhận được nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp.
VD: một chậu cây khi đặt ở cửa sổ thì ngọn cây luôn hướng ra ngoài cửa sổ.
– Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ?
Giúp rễ cây luôn hướng xuống đất để hút nước và các chất dinh dưỡng và lợi dụng đặc tính này tạo cây cảnh.
– Nêu vai trò của hướng hoá đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây?
Giúp cây có thể tự tìm các chất dinh dưỡng khoáng và nước để nuôi sống cây.
– Hãy nêu những loài cây trồng có hướng tiếp xúc.
Phần lớn là những loài cây dây leo như nho, mướp, bầu , bí, dưa chuột… có tua quấn.