Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 15 phút lớp 11

Kiểm tra 15 phút môn Toán lớp 11 Chương 2 Hình học: Kí hiệu nào sau đây là tên của mặt phẳng?

Kí hiệu nào sau đây là tên của mặt phẳng?; Trong không gian, cho 3 đường thẳng \(a,\;b,\;c\), biết \(a\,\parallel \,b\), \(a\) và \(c\) chéo nhau. Khi đó hai đường thẳng \(b\) và \(c\) như thế nào? … trong Kiểm tra 15 phút môn Toán lớp 11 Chương 2 Hình học. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1. Cho ba mặt phẳng phân biệt \(\left( \alpha  \right),\;{\rm{ }}\left( \beta  \right),{\rm{ }}\;\left( \gamma  \right)\) có \(\left( \alpha  \right) \cap \left( \beta  \right) = {d_1}\); \(\left( \beta  \right) \cap \left( \gamma  \right) = {d_2}\); \(\left( \alpha  \right) \cap \left( \gamma  \right) = {d_3}\). Khi đó ba đường thẳng \({d_1},\;{d_2},\;{d_3}\):

A. Đôi một cắt nhau.

B. Đôi một song song.

C. Đồng quy.

D. Đôi một song song hoặc đồng quy.

2. : Trong không gian, cho 3 đường thẳng \(a,\;b,\;c\), biết \(a\,\parallel \,b\), \(a\) và \(c\) chéo nhau. Khi đó hai đường thẳng \(b\) và \(c\):

A. Trùng nhau hoặc chéo nhau.

B. Cắt nhau hoặc chéo nhau.

C. Chéo nhau hoặc song song.

D. Song song hoặc trùng nhau.

3. Trong không gian, cho ba đường thẳng phân biệt \(a,\;b,\;c\) trong đó \(a\,\parallel \,b\). Khẳng định nào sau đây sai?

A. Nếu \(a\,\parallel \,c\) thì \(b\,\parallel \,c\).

B. Nếu \(c\) cắt \(a\) thì \(c\) cắt \(b\).

C. Nếu \(A \in a\) và \(B \in b\) thì ba đường thẳng \(a,\;b,\;AB\) cùng ở trên một mặt phẳng.

D. Tồn tại duy nhất một mặt phẳng qua \(a\) và \(b\).

4. Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành. Gọi \(I,\,\,J,\,\,E,\,\,F\) lần lượt là trung điểm \(SA,\)\(SB,\)\(SC,\)\(SD\). Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với \(IJ\)?

A. \(EF\).                         B. \(DC\).

C. \(AD\).                        D. \(AB\).

Advertisements (Quảng cáo)

5. Cho hình chóp \(S.ABCD\). Gọi \(A’,B’,C’,D’\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(SA,SB,SC\) và \(SD.\) Trong các đường thẳng sau đây, đường thẳng nào không song song với \(A’B’\)?

A. \(AB\).                      B. \(CD\).

C. \(C’D’\).                    D. \(SC\).

6. Kí hiệu nào sau đây là tên của mặt phẳng

A. a                       B. mpQ

C. (P)                    D. mp\(AB\)

7. Cho điểm A thuộc mặt phẳng (P), mệnh đề nào sau đây đúng :

A. \(A \in P\)                         B. \(A \in (P)\)

C. \(A \subset mp(P)\)           D.\(A \subset mpP\)

8. Khi điểm M  thuộc đường thẳng d, mệnh đề nào sau đây đúng :

A. \(M \subset d\)                    B. \(M \notin d\)

Advertisements (Quảng cáo)

C. \(M \in d \not\subset (P) \Rightarrow M \notin (P)\)               D.\(M \in d\)

9. Cho đường thẳng a thuộc mặt phẳng (Q), khi đó mệnh đề nào sau đây sai ?

A. \(a \subset (Q)\)

B. \(M \in a \subset (Q) \Rightarrow M \subset (Q)\)

C.\(a \in mp(Q)\)

D. \(a\) và (Q) có vô số điểm chung


1

2

3

4

5

6

7

8

9

D

B

B

C

D

C

D

D

C

1. Chọn D.

Dựa vào định lý 1.

2. Chọn B

3. Chọn B.

\(c\) có thể chéo nhau với\(b\).

4. Chọn C.

Ta có \(IJ\) là đường trung bình tam giác \(SAB\) nên \(IJ{\rm{//}}AB\), nên D. đúng.

\(ABCD\) là hình bình hành nên \(AB{\rm{//}}CD\). Suy ra \(IJ{\rm{//}}CD\). Nên B. đúng.

\(EF\) là đường trung bình tam giác \(SCD\) nên \(EF{\rm{//}}CD\). Suy ra \(IJ{\rm{//}}EF\), nên A. đúng.

Do đó chọn đáp án C.

5. Chọn D.

Nếu \(ABCD\) là hình bình hành thì \(A’B’\)sẽ song song với các đường thẳng \(AB,CD\) và \(C’D’\). Do vậy các phương án A, B và C đều sai.

6. Chọn C

7. Chọn D

8. Chọn D

9.  Chọn C

Advertisements (Quảng cáo)