Câu 1: Có thể điều hòa sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào? Cho ví dụ.
* Cơ chế điều hòa sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hòa sinh tinh trùng và cơ chế điều hòa sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmôn sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
* Ví dụ, cơ chế điều hòa sinh trứng:
FSH kích thích sự phát triển của bao noãn. LH làm bao noãn chín, gây rụng trứng, tạo thể vàng và kích thích thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron.
Đầu tiên vùng dưới đồi tiết ra GnRH (nhân tố gây chế tiết FSH) kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và LH gây hưng phấn làm noãn chín, đồng thời tăng cường sự phát triển của thể vàng.
Advertisements (Quảng cáo)
Buồng trứng cũng có tác động ngược trở lại bằng cách tiết ra ơstrogen và prôgestêron. Các chất này khi được tiết ra với số lượng ở mức tối đa sẽ tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, có tác dụng gây ức chế các cơ quan trên tiết ra FSH và LU. Trường hợp trứng không được thụ tinh, thể vàng teo lại và thoái hóa; vùng dưới đồi kích thích lên tuyến yên làm tuyến này tiết ra FSH và LH và một chu kì mới được phát động trở lại đế hình thành nang noãn mới.
Progesteron ức chế sự rụng trứng không phải do kết quả trực tiếp tác động lên buồng trứng mà do sự ức chế tiết các nhân tố dưới đồi. Những thuốc chống thụ thai có chứa ơstrogen và prôgestêron tổng hợp cũng có tác dụng ức chế sự rụng trứng. Các hoocmôn tự nhiên nhanh chóng bị phân hủy còn các hoocmôn tổng hợp có khác ít nhiều với hoocmôn tự nhiên về cấu trúc phân tử, vì vậy phân hủy còn chậm hơn nhiều. Khi uống các thuốc này vào thời gian ở giữa chu kì kinh nguyệt đã tăng cao ức chế tiết FSH và LH, vì vậy không xảy ra rụng trứng.
Câu 2: Vì sao cơ chế điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng đều được thực hiện theo cơ chế ngược.
Advertisements (Quảng cáo)
Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng được thực hiện theo cơ chế ngược vì ơstrogen và prôgestêron có tác động thông qua vùng dưới đồi ức chế tuyến yên tiết FSH và LH.
Câu 3: Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế điều hòa sinh trứng.
HS tự vẽ sơ đồ và chú thích đầy đủ cơ chế điều hòa sinh trứng. Sau đó đối chiếu với hình 46.1 SGK để điều chỉnh và chính xác hóa kiến thức.
Câu 4: Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng hay không? Vì sao?
Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng. Vì FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêron. Testosteron kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. Vì vậy tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH làm thay đổi nồng độ testostêron, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
Câu 5: Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrogen và progestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng hay không? Vì sao?
Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrogen và progestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng. Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng. Nồng độ prôgesterôn và ơstrogen trong máu có tác dụng làm quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.