Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Sinh học 11

Bài 1, 2, 3, 4 trang 101 SBT Sinh 11: Nêu tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật ?

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 101 SBT Sinh lớp 11. Chương IV Sinh sản. Câu 1: Dưới đây là sơ đồ điều hoà tạo trứng…; Nêu tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật ?

Bài 1: Dưới đây là sơ đồ điều hoà tạo trứng. Hãy điền hoocmôn thích hợp vào các vị trí 1, 2, 3, 4 và giải thích tại sao sự điều hoà tạo trứng được thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược?

– Sự điều hòa của trứng được thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược vì để duy trì nồng độ hormon luôn hằng định, và thích ứng được với hoạt động của cơ thể và sự thay đổi của môi trường, phần lớn các hormon được bài tiết theo cơ chế điều khiển ngược.

Ngoài ra, sự bài tiết hormon còn được điều hoà theo nhịp sinh học và qua một số chất truyền đạt thần kinh. Tuy nhiên cơ chế điều hoà ngược vẫn là cơ chế chủ yếu, nhanh và nhạy.

Bài 2: Nêu tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.

Advertisements (Quảng cáo)

Khả năng sinh sản ở động vật có vai trò quan trọng.

– Duy trì sự tồn tại của loài nói riêng và sinh giới nói chung .

– Tạo những cá thể mới giống mình để thay thế cá thể chết do tai nạn, bệnh tật, già cỗi hoặc do bị động vật khác ăn thịt.

Bài 3: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật

 – Giống nhau:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào học là nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm ) vì vậy các cá thể mới được tạo ra giống nhau và giống hệt cơ thể gốc về mặt di truyền.

+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền.

– Khác nhau:

+ Thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng

+ Động vật: phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh và trinh sản

Sinh sản vô tính ở động vật có hình thức trinh sinh: cơ thể mới được hình thành không phải từ một tế bào sinh dưỡng 2n mà từ một tế bào trứng 1n. Tế bào trứng (n) này không thụ tinh mà phát triển thành một cơ thể.

Bài 4: Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.

– Sinh sản vô tính tạo ra cá thể mới mà không cần thụ tinh.

– Tái sinh chỉ tái tạo lại cơ quan, bộ phận bị mất, không tạo được cơ thể mới.

Ví dụ: hiện tượng thằn lằn mọc đuôi mới hoặc con sao biển tái sinh các cánh mới khi bị đứt

Advertisements (Quảng cáo)