Câu 5. a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation \(C{a^{2 + }}\) ra khỏi dung dịch chứa \(NaN{O_3}\) và \(Ca{\left( {N{O_3}} \right)_2}\).
b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion \(B{r^ – }\) ra khỏi dung dịch chứa KBr và \(KN{O_3}\).
Khác với nhận biết tách chất phải có bước tái tạo (hoàn trả lại sản phẩm ban đầu và thông thường phải đảm bảo khối lượng không đổi của các chất trước và sau khi tách)
a) Tách \(C{a^{2 + }}\)khỏi dung dịch chứa \(N{a^ + },C{a^{2 + }}\).
Cho dung dịch tác dụng với một lượng dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\) lọc thu kết tủa.
\(C{a^{2 + }} + CO_3^{2 – } \to CaC{O_3} \downarrow \)
Hòa ta kết tủa trong dung dịch \(HN{O_3}\), thu được \(C{a^{2 + }}\).
\(CaC{O_3} + 2{H^ + } \to C{a^{2 + }} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
b) Tách khỏi dung dịch chứa \(B{r^ – },NO_3^ – \)
Cho dung dịch tác dụng với một lượng dung dịch \(AgN{O_3}\) lọc thu kết tủa
\(A{g^ + } + B{r^ – } \to AgBr \downarrow \)
Phân hủy AgBr ngoài ánh sáng, thu \(B{r_2}\) . Cho \(B{r_2}\) tác dụng với Na thu được \(B{r^ – }\) .
Advertisements (Quảng cáo)
\(\eqalign{ & 2AgBr \to 2Ag + B{r_2} \cr & 2Na + B{r_2} \to 2NaBr \cr} \)
Câu 6. Một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược phẩm\(Nabica\,\,\left( {NaHC{O_3}} \right)\) . Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra.
Phương trình dưới dạng phân tử: \(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
Phương trình dưới dạng rút gọn: \(HCO_3^ – + {H^ + } \to C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
Câu 7. Khi nhúng cặp điện lực vào cốc đựng dung dịch \({H_2}S{O_4}\) trong bộ dụng cụ như hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc số một lượng dung dịch \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\), bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\) vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.
– \({H_2}S{O_4}\) là chất điện li mạnh vì vậy bóng đèn sáng. \({H_2}S{O_4} \to 2{H^ + } + SO_4^{2 – }\)
Advertisements (Quảng cáo)
– Khi cho dung dịch \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\) vào xảy ra phản ứng
\({H_2}S{O_4} + Ba{\left( {OH} \right)_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2{H_2}O\)
Nồng độ \(SO_4^{2 – }\) và \({H^ + }\) giảm đi do tạo thành chất khó tan \(BaS{O_4}\) và chất kém điện li \({H_2}O\), nên bóng đèn sáng yếu đi.
– Khi dư dung dịch \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\), nồng độ các ion trong dung dịch tăng (\(Ba{\left( {OH} \right)_2}\)là chất điện li mạnh) bóng đèn sáng trở lại. \(Ba{\left( {OH} \right)_2} \to B{a^{2 + }} + 2O{H^ – }\)
Câu 8. Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.9):
a) \(CuS\); b) \(CdS\); c) \(MnS\)
d)\(ZnS\) e) \(FeS\)
a) \(CuS{O_4} + N{a_2}S \to CuS \downarrow + N{a_2}S{O_4}\)
\(\left( {C{u^{2 + }} + {S^{2 – }} \to CuS \downarrow } \right)\)
b) \(CdS{O_4} + N{a_2}S \to CdS \downarrow + N{a_2}S{O_4}\)
\(\left( {C{d^{2 + }} + {S^{2 – }} \to CdS \downarrow } \right)\)
c) \(MnS{O_4} + N{a_2}S \to MnS \downarrow + N{a_2}S{O_4}\)
\(\left( {M{n^{2 + }} + {S^{2 – }} \to MnS \downarrow } \right)\)
d) \(ZnS{O_4} + N{a_2}S \to ZnS \downarrow + N{a_2}S{O_4}\)
\(\left( {Z{n^{2 + }} + {S^{2 – }} \to ZnS \downarrow } \right)\)
e) \(FeS{O_4} + N{a_2}S \to FeS \downarrow + N{a_2}S{O_4}\)
\(\left( {F{e^{2 + }} + {S^{2 – }} \to FeS \downarrow } \right)\)