Bài 4.27: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng hoá học có phải là phản ứng oxi hoá – khử hay không ?
Viết PTHH của 3 phản ứng oxi hoá – khử.
Viết PTHH của 3 phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá – khử.
+ Nhận biết phản ứng oxi hoá – khử : Có sự thay đổi số oxi hoá.
+ PTHH của 3 phản ứng oxi hoá – khử :
\(\begin{array}{l}
Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2}\\
2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}\\
2N{H_3} + 3C{l_2} \to {N_2} + 6HCl
\end{array}\)
+ PTHH của 3 phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá – khử
\(\begin{array}{l}
2NaOH + {H_2}S{O_4} \to NaS{O_4} + 2{H_2}O\\
CuS{O_4} + 2K{\rm{O}}H \to Cu{\left( {OH} \right)_2} + {K_2}S{O_4}\\
C{O_2} + N{H_3} + {H_2}O \to N{H_4}HC{O_3}
\end{array}\)
Bài 4.28: Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HC1 vừa đủ thu được 3,136 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối thu được.
Advertisements (Quảng cáo)
Nhận thấy : \(n_{HCl}\) = \(2n_{H_2}\) = 2 × \({{3,136} \over {22,4}}\) = 0,28 (mol).
Theo định luật bảo toàn khối lượng có :
Khối lượng muối = 5,1 + 0,28.36,5 – 0,14.2 = 15,04 (gam)
Bài 4.29: Cho một lượng kim loại R hoá trị n tác dụng với dung dịch \(H_2SO_4\) loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Xác định kim loại R.
Advertisements (Quảng cáo)
Xét 1 mol kim loại ứng với R (gam) tham gia phản ứng.
\(2{\rm{R}} + n{H_2}S{O_4} \to {R_2}{\left( {S{O_4}} \right)_n} + n{H_2}\)
Cứ R(gam) → \(\left( {\frac{{2R + 96n}}{2}} \right)\) gam muối
\( \Rightarrow \left( {{{2R + 96n} \over 2}} \right) = 5R \Rightarrow R = 12n\), thỏa mãn với n =2
Vậy R=24 (Mg)
Bài 4.30: Cho 1,35 gam hôn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch \(HNO_3\) thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 moi NO và 0,O_4 mol \(N0_2\).Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
Đặt x, y, z lần lượt là số mol Cu, Mg, Al.
Quá trình nhường e :
\(\begin{array}{l}
Cu \to C{u^{2 + }} + 2{\rm{e}}\,\,\,\,Mg \to M{g^{2 + }} + 2e\,\,\,Al \to A{l^{3 + }} + 3{\rm{e}}\\
x\,\,\,\, \to x\,\,\,\,\,\, \to 2{\rm{x}}\,\,\,\,\,\,{\rm{y}}\,\,\,\,\,\, \to {\rm{y}} \to \,\,\,\,{\rm{2y}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{z}} \to {\rm{z}}\,\,\,\, \to {\rm{3z}}
\end{array}\)
Quá trình thu e :
\(\begin{array}{*{20}{c}}
{\mathop N\limits^{ + 5} + 3e \to {N^{ + 2}}(NO)}&{\mathop N\limits^{ + 5} + 1e \to {N^{ + 4}}\left( {N{O_2}} \right)}\\
{0.03 \leftarrow 0.01\,(mol)}&{0.04 \leftarrow 0.04\,(mol)}
\end{array}\)
Ta có : 2x + 2y + 3z = 0,O_3 + 0,O_4 = 0,07 và 0,07 cũng chính là số mol \(NO_3^-\) tạo muối.
Khối lượng muối nitrat là : 1,35 + 62 × 0,07 = 5,69 (gam).