Bài 2.1: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3
Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là
A. 3. B. 10
C. 8. D. 20
Đáp án đúng là C, lớp electron ngoài cùng có tối đa 8 electron.
Bài 2.2: Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong ion \(M^+\) là 57. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở
A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIA
Ta có: P + E + N -1 = 57 ↔ 2P + N = 58 ↔ N = 58 – 2P (1)
Mặt khác ta có công thức : \(1 \le {N \over P} \le 1,5\) (2)
Thay (1) vào (2) ta có : P ≤ 58 – 2P ≤ 1,5P ↔ 16,57 ≤ P ≤ 19,33
Advertisements (Quảng cáo)
P có 3 giá trị 17, 18, 19
P =17 : cấu hình e thu gọn 2/8/7 → loại
P = 18 : cấu hình e thu gọn 2/8/8 → loại
P = 19 : cấu hình e thu gọn 2/8/8/1 → chu kì 4 nhóm IA → chọn Đáp án A.
Bài 2.3
a) Chu kì 1, chu kì 2, chu kì 3, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?
b) Chu kì 4, chu kì 5, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?
Advertisements (Quảng cáo)
c) Chu kì 6 có bao nhiêu nguyên tố ?
d) Các chu kì nào là các chu kì nhỏ (ngắn) ? Các chu kì nào là các chu kì lớn (dài) ?
a) Chu kì 1 có 2 nguyên tố
Chu kì 2 có 8 nguyên tố.
Chu kì 3 có 8 nguyên tố.
b) Chu kì 4 và chu kì 5, mỗi chu kì có 18 nguyên tố.
c) Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
d) Các chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ (ngắn).
Các chu kì 4, 5, 6,1 là các chu kì lớn (dài).
Bài 2.4: Các nguyên tố hịđro (H) và heli (He) thuộc chu kì 1. Hỏi các nguyên tử H và He có mấy lớp electron và lớp electron ngoài cùng có tối đa bao nhiêu electron ?
Các nguyên tố H và He thuộc chu kì 1. Các nguyên tử này có 1 lớp electron, đó là lớp K (n = 1), có tối đa 2.12 = 2 electron
Bài 2.5: Các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne thuộc chu kì 2. Hỏi lớp electron ngoài cùng là lớp nào, có tối đa bao nhiêu electron ?
Các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne thuộc chu kì 2. Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng là lớp L (n = 2) có tối đa 2.22 = 8 electron.