Bài 66: Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc nhọn thì:
\(\eqalign{
& A.\,\,0 \le \alpha \le {\pi \over 2} \cr
& B.\,\,\, – {\pi \over 2} \le \alpha \le {\pi \over 2} \cr
& C.\,\, – {\pi \over 2} < \alpha \le 0 \cr} \)
D. Có số nguyên k để \( – {\pi \over 2} + k2\pi < \alpha < {\pi \over 2} + k2\pi \)
Đáp án
Chọn D
Bài 67: Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc tù thì:
A. Có số nguyên k để \( {\pi \over 2} + k2\pi < \alpha < {3\pi \over 2} + k2\pi \)
\(\eqalign{
& B.\,\,-\pi\le \alpha \le {-\pi \over 2} \cr
& C.\,\,\, – {\pi \over 2} \le \alpha \le {3\pi \over 2} \cr
& D.\,\, {\pi \over 2} < \alpha \le \pi \cr} \)
Đáp án
Chọn A.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 68: Với góc lượng giác (OA, OM) có số đo α , xét góc lượng giác (OA, ON) có 1 số đo \({\alpha \over 2}\) (M và N cùng nằm trên đường trọn lượng giác gốc A). Khi đó, với mọi α sao cho M nằm trong góc phần tư thứ III của hệ tọa độ gắn với đường tròn đó (M không nằm trên trục tọa độ), điểm N luôn.
A: nằm trong góc phần tư I
B: nằm trong góc phần tư II
C: nằm trong góc phần tư III
D: không nằm trong góc phần tư I và III
Đáp án
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có:
\(\eqalign{
& \pi + k2\pi < \alpha < {{3\pi } \over 2} + k2\pi ,\,\,k \in Z \cr
& \Rightarrow {\pi \over 2} + k\pi < {\alpha \over 2} < {{3\pi } \over 4} + k\pi \cr} \)
+ Nếu k chẵn thì N nằm trong góc phần tư thứ II
+ Nếu k lẻ thì N nằm trong góc phần tư thứ IV
Chọn (D)
Bài 69: Với góc lượng giác (OA, OM) có số đo ∝, xét góc lượng giác (OA, ON) có số đo 2∝ (M và N cùng nằm trên đường tròn lượng giác gốc A). Khi đó, với mọi ∝ so cho M nằm trong góc phần tư I của hệ tọa độ gắn với đường tròn đó (M không nằm trên trục tọa độ), điểm N luôn:
A: nằm trong góc phần tư I
B: nằm trong góc phần tư II
C: nằm trong góc phần tư III
D: không nằm trong góc phần tư IV
Đáp án
Ta có:
\(k2\pi < \alpha < {\pi \over 2} + k2\pi \Rightarrow k4\pi < 2\alpha < \pi + k4\pi \)
Chọn (D)