Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 239 Sách Hóa lớp 12 Nâng cao: Nhận biết một số chất khí

Bài 50 Nhận biết một số chất khí. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 239 SGK Hóa học 12 Nâng cao. Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl; Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí

Bài 1: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch NaHCO3 bão hòa dư

C. Dung dịch Na2CO3

D. Dung dịch AgNO3 dư.

+ Đáp án A. dung dịch NaOH hấp thụ cả CO2 và HCl nên không dùng được.

+ Đáp án B , NaHCO3 HCl , nên loại bỏ được HCl thu được CO2

\(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

+ Đáp án C, Na2CO3 dư hấp thụ cả HCl và CO2 nên không dùng được.

\(\eqalign{
& N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr
& N{a_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to 2NaHC{O_3}. \cr} \)

+ Đáp án D, AgNO3 hấp thụ HCl , nên loại bỏ được HCl thu CO2 .Tuy nhiên nên nhớ rằng kết tủa AgCl tan một phần rất nhỏ trong HNO3.

 \(AgN{O_3} + HCl \to AgCl \downarrow  + HN{O_{3.}}\)

Mặt khác  AgNOrất đắt tiền nên không nên dùng

Vậy chọn B là tốt nhất

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 2: Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí \(C{O_2}\) và \(SO_2\) được không ?Tại sao?

:

Không thể dùng dung dịch nước vôi trong để nhận biết hai khí  \(C{O_2}\) và \(SO_2\) vì cả hai cùng tạo kết tủa màu trắng.

\(\eqalign{
& C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{{\rm{O}}_3} \downarrow + {H_2}O. \cr
& S{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaS{O_3} \downarrow + {H_2}O. \cr} \)

Bài 3: Cho hỗn hợp 2 khí \(C{O_2};\,S{O_2}\). Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch brom dư

+ Dung dịch brom bị bạc màu \( \Rightarrow S{O_2}:\)

\(S{O_2} + B{{\rm{r}}_2} + 2{H_2}O \to 2HB{\rm{r}} + {H_2}S{O_4}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Thu khí thoát ra (*) và dung dịch, đun dung dịch  thì \(HBr\) bay hơi thu dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc (\({H_2}S{O_4}\) đặc không bay hơi).

Hòa tan bột \(Cu\) vào dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc vừa thu được ở trên, thu được \(S{O_2}\) bay ra.

\(Cu + 2{H_2}S{O_{4\text{ đặc}}} \to CuS{O_4} + S{O_2} \uparrow  + 2{H_2}O.\)

Cho khí (*) vào dung dịch nước vôi trong dư.

+ Kết tủa xuất hiện \( \Rightarrow C{O_2}\):

\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{{\rm{O}}_3} \downarrow  + {H_2}O.\)

Lọc thu kết tủa, cho kết tủa tác dụng với dung dịch \(HCl\) thu được \(C{O_2}\)

\(CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O.\)

Bài 4: Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây.

a) \(FeS\) và \(FeCO_3\).

b) \(N{a_2}S{O_4}\) và \(N{a_2}S{O_3}\).

a) Dùng dung dịch \(HCl\) dư.

+ Mẫu sủi bọt khí không mùi làm đục nước vôi trong dư là \(FeC{O_3}\)

\(\eqalign{
& F{\rm{e}}C{{\rm{O}}_3} + 2HCl \to FeC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr
& C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O. \cr} \)

+ Mẫu sủi bọt khí mùi trứng thối là \(FeS\).

 \(F{\rm{e}}S + 2HCl \to F{\rm{e}}C{l_2} + {H_2}S \uparrow .\)

b) Dùng dung dịch \(HCl\).

+ Mẫu sủi bọt khí mùi hắc là \(N{a_2}S{O_3}\).

\(N{a_2}S{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + S{O_2} \uparrow  + {H_2}O.\)

Cho dung dịch \(BaC{l_2}\) vào dung dịch vừa thu được.

+ Mẫu xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit là \(N{a_2}S{O_4}\)

\(B{a^{2 + }} + SO_4^{2 – } \to BaS{O_4} \downarrow .\)

Advertisements (Quảng cáo)