Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 236 Hóa học 12 Nâng cao: Nhận biết một số anion trong dung dịch

Bài 49 Nhận biết một số anion trong dung dịch. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 236 SGK Hóa học 12 Nâng cao. Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn,; Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 2 anion

Bài 1: Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: \(:{\rm{ }}KCl,Ba{\left( {HC{O_3}} \right)_2},{\rm{ }}{K_2}C{O_3},{\rm{ }}{K_2}S,{\rm{ }}{K_2}S{O_3}.\) Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch , thì có thể phân biệt được tối đa mấy dung dịch?

A. 1 dung dịch                                        B. 2 dung dịch

C. 3 dung dịch                                        D. 5 dung dịch

Chọn D

+ Mẫu tạo kết tủa và sủi bột kí là \(Ba{(HC{O_3})_2}\)

\(Ba{(HC{O_3})_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2C{O_3} + 2{H_2}O\)

+ Mẫu tạo bọt khí mùi trứng thối là \({K_2}S\)

 \({K_2}S + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + {H_2}S \uparrow \)

+ Mẫu sủi bọt khí mùi hắc là \({K_2}S{O_3}\).

\({K_2}S{O_3} + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + S{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

+ Mẫu sủi bọt khí không mùi là \({K_2}C{O_3}\). Mẫu còn lại là \(KCl\).

\({K_2}C{O_3} + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 2: Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 2 anion \(CO_3^{2 – }\) và \(SO_3^{2 – }\) .

Nhỏ dung dịch \(HCl\) dư vào dung dịch, thu khí sinh ra.

\(\eqalign{
& CO_3^{2 – } + 2{H^ + } \to C{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr
& SO_{_3}^{2 – } + 2{H^ + } \to S{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr} \)

Dẫn khí sinh ra qua bình đựng dung dịch \(KMn{O_4}\).

+ Dung dịch \(KMn{O_4}\) bị nhạt màu \( \Rightarrow S{O_2} \Rightarrow SO_3^{2 – }\)

\( 5{\rm{S}}{{\rm{O}}_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 2{H_2}S{O_4}\)

Dẫn khí còn lại qua dung  dịch nước vôi trong dư

Advertisements (Quảng cáo)

+ Kết tủa xuất hiện \( \Rightarrow C{O_2} \Rightarrow CO_3^{2 – }\) .

\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O\)

( Có thể thay dung dịch \(KMn{O_4}\) bằng dung dịch brom)

Bài 3: Có dung dịch chứa các anion \(NO_3^ – ,\,CO_3^{2 – }\) . Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.

Nhỏ dung dịch \(HCl\) dư vào dung dịch.

+Thấy bọt khí xuất hiện \( \Rightarrow C{O_2} \Rightarrow CO_3^{2 – }\)

\(CO_3^{2 – } + 2{H^ + } \to C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\) .

Cho bột \(Cu\) vào ống nghiệm chứa dung dịch vừa thu được ở trên , rồi nhỏ thêm dung dịch \({H_2}S{O_4}\)  vào đồng thời đun nhẹ.

+Thấy khí không màu thoát ra , ngay lập tức hóa nâu trên thành ống nghiệm

\( \Rightarrow NO \to N{O_2} \Rightarrow NO_3^ – \)

\(\eqalign{
& 3Cu + 8{H^ + } + 2NO_3^ – \to 3C{u^{2 + }} + 2NO \uparrow + 4{H_2}O. \cr
& 2NO + {O_2} \to 2N{O_2} \cr} \)

Bài 4: Có dung dịch chứa các anion \(SO_3^{2 – },\,SO_4^{2 – }\) .Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch .Viết các phương trình hóa học.

Nhỏ dung dịch \(HCl\) dư vào dung dịch.

+ Thấy bột khí mùi hắc xuất hiện \( \Rightarrow S{O_2} \Rightarrow SO_3^{2 – }\)

 \(SO_3^{2 – } + 2{H^ + } \to S{O_2} \uparrow  + {H_2}O.\)

Cho dung dịch \(BaC{l_2}\) vào dung dịch vừa thu được ở trên

+ Thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit \( \Rightarrow SO_4^{2 – }\)

\(B{a^{2 + }} + SO_4^{2 – } \to BaS{O_4} \downarrow \)

Advertisements (Quảng cáo)