Câu C1: Hãy lấy ví dụ áp lực đặt lên một tiết diện tiếp súc giữa hai vật.
Giải
– Người đứng trên mặt đất đặt lên diện tích mặt tiếp xúc với ai bàn chân S một áp lực \(\overrightarrow F \) bằng trọng lượng của người , áp suất gây bởi áp lực này được tính
\(p = {F \over S} = {{m.g} \over S}\)
– Áp lực của nước (F) lên nút bể có gây áp suất \(p = {F \over S}\).
Câu C2: Áp suất thủy tinh có phụ thuộc hình dạng của bình chứa không ?
Giải :
Áp suất thủy tinh không phụ thuộc hình dạng của bình chứa (nó phụ thuộc áp suất khí quyển tại mặt thoáng , khối lượng riêng của chất lỏng và độ sâu của điểm khảo sát so với mặt thoáng ).
Câu C3: Có thể dùng một lực nhỏ để nâng một ô tô lên được hay không ?
Giải
Có thể dùng một lực nhỏ để nâng một ô tô lên được như hình 41.6 (200 SGK).
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 1: Chọn câu sai .
A.Khi xuống càng sâu trong nước thì ta chịu một áp suất càng lớn .
B.Áp suất của chất lỏng không phụ thuộc khối lượng riêng của chất lỏng .
C.Độ chênh lệch áp suất tại hai vị trí khác nhau trong chất lỏng không phụ thuộc áp suất khí quyển ở mặt thoáng .
D.Độ tăng áp suất lên một bình kín được truyền đi nguyên vẹn khắp nơi.
Chọn B
Bài 2: Hãy tính áp suất tuyệt đối p ở độ sâu 1000m dưới mực nước biển .Cho khối lượng riêng của nước biển là 1,0.103 kg/m3 và pa=1,01.105 N/m2.
Advertisements (Quảng cáo)
Giải :
\(p = {p_a} + \rho gh = 1,{01.10^5} + 1,{0.10^3}.9,8.1000\)
\( = 99,{01.10^5}(Pa)\)
Bài 3: Một máy năng thủy lực của trạm sửa chữa ô tô dùng không khí nén lên một pít – tông có bán kính 5 cm . Áp suất được truyền sang một pít-tông khác có bán kính 15cm . Hỏi khí nén phải tạo ra một lực ít nhất bằng bao nhiêu để nâng một ô tô có trọng lượng 13 000 N? Áp suất khí nén khi đó bằng bao nhiêu ?
P = 13 000 N;\({S_{{1_{}}}} = \pi {R_1}^2;{S_2} = \pi {R_2}^2\)
Điều kiện nâng được ô tô lên là \(F_2\ge P\)
Mặt khác , theo nguyên lí Pa-xcan , ta lại có \(p = {{{F_1}} \over {{S_1}}} = {{{F_2}} \over {{S_2}}}\)
\({F_1} = {{{S_1}} \over {{S_2}}}.{F_2} \ge {{\pi .{R^2}_1} \over {\pi .{R^2}_2}}.P = {({{{R_1}} \over {{R_2}}})^2}.P = {({5 \over {15}})^2}.13000\)
\({F_2} \ge 1445(N)\)
Lực tối thiểu mà khí nén phải tạo được :
\({F_{2\min }} = 1445N\)
Bài 4: Cửa ngoài một nhà rộng 3,4 m ; cao 2,1 m .Một trận bão đi qua , áp suất bên ngoài giảm đi còn 0,96 atm . Trong nhà áp suất vẫn giữ ở 1,0 atm.
Hỏi lực toàn phần vào cửa là bao nhiêu ?
Giải
Hợp lực tác dụng lên cửa hướng ra ngoài và có độ lớn
Fht = F – F’ = pS-p’S = (p-p’).(a×b)= (1-0,96).1,013.105.3,4.2,1
Fht= 2,89.104N