Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 22, 23, 24 Hóa 12 Nâng cao: Luyện tập mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon

 Bài 4 Luyện tập mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 22, 23, 24 SGK Hóa học 12 Nâng cao. Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất hữu cơ ngày nay dựa chủ yếu vào; Hãy viết sơ đồ phản ứng

Bài 1: Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất hữu cơ ngày nay chủ yếu dựa vào:

A. khí thiên nhiên

B. than đá và đá vôi

C. thực vật

D. dầu mỏ.

Chọn D

Bài 2: a) Vì sao trong sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon, ankan lại được đặt ở ô trung tâm?

b) Xuất phát từ ô trung tâm lần lượt điền vào đó metan, etan và hexan rồi viết phương trình phản ứng (nếu có) theo các mũi tên đã chỉ để đi đến các ô khác trong sơ đồ “dạo quanh sơ đồ”.

c) Hãy tìm thử hiđrocacbon no để từ đó đi theo hết mọi mũi tên đến hết mọi ô của sơ đồ.

a) Vì ankan được đặt ở trung tâm là nguyên liệu chính để điều chế các hợp chất khác. Hiện nay ankan là nguồn quan trọng mà con người đang khai thác từ thiên nhiên.

b)

c)

Bài 3: Hãy dùng sơ đồ phản ứng chứng tỏ rằng metan có thể tổng hợp được các ancol, anđehit và axit có từ 1 đến 2 nguyên tử C trong phân tử.

Bài 4: Hãy viết sơ đồ phản ứng từ etilen và toluen điều chế ra các hợp chất sau:

a) Etyl benzoat

b) 1-Etyl-4-metylbenzen

c) Benzyl axetat

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5: Cho công thức cấu tạo thu gọn nhất của vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen như sau

a) Chúng thuộc chất hữu cơ nào?

b) Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn và công thức phân tử của chúng.

c) Gọi tên 2 hợp chất đầu theo danh pháp IUPAC.

a) Xitronelal và geranial thuộc chức anđehit, mentol thuộc chức ancol.

b)

c)

\({C_{10}}{H_{18}}O\): 3,7- đimetyl oct-6-en-1-al

\({C_{10}}{H_{16}}O\): 3,7-đimetyl oct-2,6-đien-1-al

\({C_{10}}{H_{20}}O\): 5-metyl-2-isoproylxiclohexanol

Bài 6: Hãy hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:

\(C{H_3}CH = O\buildrel {HCN} \over
\longrightarrow A\buildrel {{H_3}O^+,{t^o}} \over
\longrightarrow B\buildrel {{H_2}S{O_4},{t^o}} \over
\longrightarrow {C_3}{H_4}{O_2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\buildrel {xt,{t^o},p} \over
\longrightarrow C\)

\(C{H_3}COC{H_3}\buildrel {HCN} \over
\longrightarrow D\buildrel {{H_3}O^+,{t^o}} \over
\longrightarrow E\buildrel {{H_2}S{O_4},{t^o}} \over
\longrightarrow {C_4}{H_6}{O_2}\)

\(\buildrel {xt,{t^o},p} \over
\longrightarrow F\)

            

Bài 7: Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với Na được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.

a) Xác định công thức cấu tạo của B, C và D.

b) Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A.

c) Viết phương trình phản ứng của B hoặc C với H2/Ni, Br2 và phản ứng tạo thành polime của chúng.

Theo bài D là rượu đơn chức bậc nhất. Đặt CTC của B và C là:

\({C_{\overline n }}{H_{\overline {2n}  + 1}}COO – C{H_2} – R\) \(\left( {n < \overline n  < m = n + 1} \right)\)

\({C_{\overline n }}{H_{\overline {2n} + 1}}COO – C{H_2} – R + NaOH\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow\)

\({C_{\overline n }}{H_{\overline {2n} + 1}}COONa + R – C{H_2} – OH\)

\(R – C{H_2} – OH + CuO\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow\)

\(R – CHO + Cu + {H_2}O\)

\(R – C{H_2} – OH + Na \to R – C{H_2} – ONa + {1 \over 2}{H_2}\)

Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với Na được 33,6 ml H2 (đktc) \({n_{{H_2}}} = {{0,0336} \over {22,4}} = 0,0015\,(mol)\)

\(n = 10.2.0,0015= 0,03\) (mol) \( = {n_{hh}}\) (B và C)

\({M_D} = 2.29 = 58 \Rightarrow {M_R} + 31 = 58 \Rightarrow {M_R} = 27 \)

\(\Rightarrow R:{C_2}{H_3} – \)

CTCT của D: \(C{H_2} = CH – C{H_2}OH\)

\(\overline{M} = {{3,21} \over {0,03}} = 107\) (g/mol)  (Phân tử khối trung bình của B và C)

\(\eqalign{
& \Rightarrow 14\overline n + 86 = 107 \Rightarrow \overline n = 1,5 \cr
& \Rightarrow n = 1 < \overline n=1,5 < m = 2 \cr} \)

CTCT của B và C:

\(\left\{ \matrix{
C{H_3} – COO – C{H_2} – CH = C{H_2} \hfill \cr
C{H_3} – C{H_2} – COO – C{H_2} – CH = C{H_2} \hfill \cr} \right.\)

b) Gọi x, y lần lượt là số mol của 2 este.

Ta có

\(\left\{ \matrix{
x + y = 0,03 \hfill \cr
x + 2y = 0,045 \hfill \cr} \right. \Rightarrow x = y = 0,015\)

\(\% {m_{C{H_3}COO{C_3}{H_5}}} = {{0,015.100.100} \over {3,21}} = 46,73\% \)

\(\% {m_{{C_2}{H_5} – COO{C_3}{H_5}}} = {{0,015.114.100} \over {3,21}} = 53,27\% \)

c)

\(\eqalign{
& C{H_3} – COO – C{H_2} – CH = C{H_2} \cr
& C{H_3} – COO – C{H_2} – CH = C{H_2} + {H_2}\buildrel {Ni,{t^o}} \over
\longrightarrow \cr&C{H_3} – COO – C{H_2} – C{H_2} – C{H_3} \cr
& C{H_3} – COO – C{H_2} – CH = C{H_2} + B{r_2} \to\cr& C{H_3} – COO – C{H_2} – CHBr – C{H_2}Br  \cr} \)

Bài 8: Hãy phân các chất vào các loại sau (một chất có thể thuộc nhiều loại):


Giải

A.  e                               B. b, c.

C. a, d, e.                       D. e

Bài 9: Chỉ số xà phòng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong 1 gam chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo). Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50 ml dung dich KOH 0,1M.

Xà phòng hóa 1,5 gam chất béo thì cần \(0,05.0,1.56.1000=280\) mg KOH.

Do đó xà phòng hóa 1 gam chất béo thì cần  \({{280} \over {1,5}} = 186,67\) mg KOH

Vậy chỉ số xà phòng hóa là: \(186,67\) .

Advertisements (Quảng cáo)