Trang Chủ Lớp 12 Khảo sát chất lượng lớp 12

Môn hóa lớp 12: KSCL đầu năm Hóa vô cơ (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Hóa vô cơ 12. Số câu trắc nghiệm: 30. Thời gian làm bài: 60 phút. 

I. Đề thi

Câu 1. Hòa tan hết 32,85 gam hỗn hợp gồm Al và một oxit Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X (không chứa NH4NO3) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỉ khối so với He bằng 8,375. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 32,0 gam rắn. Số mol HNO3 phản ứng là.

A. 1,6 mol        B. 1,8 mol                      C. 1,9 mol                              D. 1,7 mol

Câu 2. Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH xM và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là.

A. 0,70M        B. 0,75M                       C. 0,50M                                 D. 0,60M

Câu 3. Hòa tan 7,575 gam hỗn hợp gồm PBr3 và PBr5 có tỉ lệ mol tương ứng 4 : 1 vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.

A. 12,145 gam        B. 10,655 gam               C. 12,695 gam             D. 14,495 gam

Câu 4. Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3; khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng kết tủa sau khi phản ứng?

A. 17,2 gam        B. 14,0 gam                    C. 19,07 gam               D. 16,4 gam

Câu 5. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X chứa hỗn hợp AlCl3, ZnCl2, CuCl2, FeCl3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z, cho luồng H2 dư đi qua Z nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa

A. Al2O3, Zn        B. Fe, Cu.    C. Al2O3, Cu, Fe               D. Al2O3 và Fe

Câu 6. Cho các cặp kim loại tiếp xúc với nhau qua dây dẫn là: Zn-Cu; Zn-Fe; Zn-Mg; Zn-Al; Zn-Ag cùng nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Số cặp có khí H2 thoát ra ở phía kim loại Zn là

A.  4.      B. 2.                 C. 5.                  D. 3.

Câu 7. Hòa tan 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm  thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước, thu được dung dịch X và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch X thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+.  Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd X thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Vậy 2 kim loại kiềm là

A. K và Rb     B. Rb và Cs               C. Na và K                D. Li và Na

Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sản xuất bằng phương pháp thủy luyện:

A. Sr, Sn, Pb        B. Zn, Mg, Cu          C. Al, Ag, Hg        D. Au, Hg, Cu

Câu 9. Điện phân nóng chảy Al2O3 trong criolit thu được 33,6 m3 hỗn hợp khí X ở đktc và m (kg) Al. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 16. Dẫn 2,24 lít X (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 27,0           B. 32,4             C. 37,8       D. 48,6

Câu 10. Cho 0,5 mol Mg và 0,2 mol Mg(NO3)2 vào bình kín không có oxi rồi nung ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hỗn hợp chất rắn X tác dụng với tối đa 500 ml dung dịch Fe(NO3)3 có nồng độ aM. Giá trị của a là

A. 0,667.          B. 0,4.            C. 2.               D. 1,2.

Câu 11. Cho phản ứng :   3H2(khí)  + Fe2O3 (rắn) D 2Fe +  3H2O (hơi)   Nhận định nào sau đây là đúng?

A.  Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

B. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

C. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

D. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 12. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/lit: CH3COOH; KHSO4; CH3COONa; NaOH. Thứ tự sắp xếp các dung dịch theo chiều pH tăng dần là

A. CH3COOH; CH3COONa; KHSO4; NaOH.

B. KHSO4; CH3COOH; NaOH; CH3COONa .

C. CH3COOH; KHSO4; CH3COONa; NaOH.

D. KHSO4; CH3COOH; CH3COONa; NaOH.

Câu 13. Hòa tan m gam hh X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho khí H2S dư vào được 1,28g kết tủa. Phần 2: cho Na2S dư vào được 3,04g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 14,6 g        B. 8,4 g              C. 10,2 g            D. 9,2 g

Câu 14. Xét phản ứng: CO(khí) + H2O(khí)  CO2(khí)  + H2(khí). Trong điều kiện đẳng nhiệt, khi tăng áp suất hệ thì tốc độ phản ứng nghịch như thế nào?

A. Tăng.          B. Giảm.              C. Có thể tăng hoặc giảm          D. Không đổi.

Câu 15. Cho các chất : KBr, S, NaI, P, HBr, Fe(OH)2, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hoá bởi dung dịch axit  H2SO4 đặc nóng là

A. 5.            B. 7.               C. 6.            D. 4.

Câu 16. Cho cân bằng sau diễn ra trong hệ kín:

2NO2 (khí màu  nâu đỏ)            N2O4 (khí không màu)

Biết rằng khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn. Các yếu tố tác động vào hệ cân bằng trên đều làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là

A.  tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

B. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

C. tăng nhiệt độ và cho thêm chất xúc tác.

D. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 17. Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,896 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 4,16 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 4,80.       B. 8,12.           C. 7,84.           D. 8,40.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là

A. 5.           B. 2.               C. 4.         D. 3.

Câu 19. Dãy nào cho dưới đây gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch

A. Na+, NH4+,Al3+, SO42 –, OH, Cl.

B. Ag+, Fe3+, H+, Br, CO32-, NO3.

C. Ca2+, K+, Cu2+, NO3, OH, Cl.

D. Na+, Mg2+, NH4+, SO42-, Cl, NO3.

Câu 20. Một oleum A chứa 37,869% khối lượng S trong phân tử. Trộn m1 gam A với m2 gam dung dịch H2SO4 83,3% được 200 gam oleum B có công thức H2SO4.2SO3. Giả thiết sự hao hụt khi pha trộn các chất là không đáng kể. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là

A. 124,85 và 75,15.

B. 160,23 và 39,77.

C. 134,56 và 65,44.

D. 187,63 và 12,37.

Câu 21. Cho các chất sau phản ứng với nhau:

1. C2H5ONa + H2O  ;  2. Ca(CH3COO)2 + Na2CO3  ;    3. CH3COOH + NaHSO4     ; 4. CaCO3 + CH3COOH   ;      5. C17H35COONa + Ca(HCO3)2    ;     6. C6H5ONa + CO2 + H2O ;

7. CH3COONH4 + Ca(OH)2       ;   8. C2H5NH2 + HNO2

Số phản ứng không xảy ra là:

A. 2                 B. 3                 C. 1                   D. 4

Câu 22. Cho 0,896 lít Cl2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch X chứa 0,06 mol NaCl; 0,04 mol Na2SO3 và 0,05 mol Na2CO3. Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m(g) muối khan. Giá trị của m là :

A.  21,6g.              B. 16,69g.               C. 14,93g.              D. 13,87g.

Câu 23 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là

A. 29,24       B. 30,05           C. 28,70                        D. 34,10

Câu 24. Hòa tan hỗn hợp (Al, Ba tỉ lệ mol 1:1,5) trong nước dư thu được dung dịch A và 8,064 lít H2 (đktc). Thêm V ml H2SO4 1M vào A, sau phản ứng thu được 45,84 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:

A. 342ml        B. 427,5ml                 C. 384,75 ml           D. 285,0 ml

Câu 25. Có các dung dịch loãng của các muối sau: SnCl2, AlCl3, FeCl3, FeCl2, CdCl2, BaCl2, CuCl2. Khi cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên. Số trường hợp phản ứng sinh ra chất kết tủa là

A. 5.      B. 6.                 C. 7.                D. 4.

Câu 26. Thuỷ phân hoàn toàn 8,25 gam một photpho trihalogenua thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Công thức của photpho trihalogenua là

A. PF3.                 B. PCl3.                     C. PBr3.              D. PI3.

Câu 27. Chia m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Na, Al, Zn thành hai phần bằng nhau:

– Phần 1 hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 1,456 lít khí H2 (ở đktc).

– Phần 2 đốt trong bình kín chứa oxi dư đến khối lượng không đổi thu được 3,38 gam chất rắn.

Giá trị của m là

A.  2,34 gam.           B. 5,72 gam.                 C. 2,86 gam.                 D. 4,68 gam.

Câu 28. Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 ở đktc. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 19,04 lít NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là

A. 58,6.         B. 46           . C. 62.        D. 50,8.

Câu 29. Cho 12,25 gam KClO3  vào dung dịch HCl đặc dư, khí Cl2  thoát ra cho tác dụng hết với kim loại M thu được 38,10 gam rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 118,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là:

A. Zn.             B. Mg.             C. Fe.                D. Cu.

Câu 30. Để phản  ứng hết a mol kim loại M cần 1,25a mol H2SO4  và  sinh ra khí X (sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hết 19,2 gam kim loại M vào  dung dịch H2SO4  tạo ra  4,48 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là:

A. Fe.           B. Cu.            C. Mg.                    D. Al.

———————————*****—————————–

II. Đáp án

Đáp án: 1C, 2C, 3D, 4A, 5D, 6B, 7C, 8D, 9C, 10D, 11C, 12D, 13D, 14A, 15B, 16A, 17B, 18D, 19D, 20D, 21C, 22C, 23B, 24D, 25B, 26B, 27C, 28D, 29C, 30C

Advertisements (Quảng cáo)