Trang Chủ Bài tập SGK lớp 4 Bài tập Địa lí lớp 4

Bài 14. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ- ĐỊa lí 4: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

Bài 14 Địa lí lớp 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Giải câu 1, 2, 3, bài tập lí thyết trang 109 Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết…

Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.

Các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết là:

– Làng Bát Tràng – Hà Nội – làm đồ gốm

– Làng Vạn Phúc – Hà Tây – dệt lụa

– Làng Đồng Kỵ – Bắc Ninh – làm đồ gỗ…


Quan sát các hình bên, em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.

Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm là:

1. Nhào đất và tạo dáng cho gốm

2. Phơi gốm

3. Vẽ hoa văn

4. Tráng men

Advertisements (Quảng cáo)

5. Nung gốm

6. Thành sản phẩm


Quan sát các hình trên, em hãy mô tả về cảnh chợ phiên.

Cảnh chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ đông đúc, nhộn nhịp, bán đa dạng các mặt hàng, đặc biệt là nông sản.

Với hình thức tự cung tự cấp nên sản phẩm của chợ phiên chủ yếu là cá nông yếu phẩm hàng nagỳ của người dân.


Bài 1: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

Advertisements (Quảng cáo)

Một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ là:

– Làm gốm

– Dệt lụa

– Làm đồ gỗ

– Làm tranh


Bài 2: Em hãy kể tên các bước làm ra một sản phẩm gốm.

Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm là:

1. Nhào đất và tạo dáng cho gốm

2. Phơi gốm

3. Vẽ hoa văn

4. Tráng men

5. Nung gốm

6. Thành sản phẩm


Bài 3: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?

Mua, bán hàng hoá là hoạt động diễn ra tấp nập nhất ở các chợ phiên. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nhìn các hàng hoá bán ở chợ, ta có thế biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng những nghề gì.

Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua và bán.

Advertisements (Quảng cáo)