Bài 4.11. Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?
A. 215cm3. B. 85cm3.
C. 300cm3 D. Cả ba phương án trên đều sai.
Chọn D.
Quả cam thường nổi một phần nên theo kết quả trên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích quả cam.
Bài 4.12. Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của
A. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.
B. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.
C. nước tràn vào bình chứa
Advertisements (Quảng cáo)
D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa.
Chọn C.
Bình chia độ trong thí nghiệm trên dùng để đo thể tích của nước tràn vào bình chứa. Đó cũng là thể tích vật
Bài 4.13. Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phân bằng bao nhiêu?
A. 8cm3. B. 58cm3
Advertisements (Quảng cáo)
C. 50cm3. D. Cả ba phương án trên đều sai.
Chọn D
Cả ba phương án trên đều sai. Nếu viên phấn là một vật không thấm nước thì kết quả A là đúng, nhưng viên phấn là một vật thấm nước nên kết quả ấy là sai.
Bài 4.14. Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa theo dàn ý sau:
1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.
2. Các bước làm thí nghiệm.
Chú ý: – Vận rắn không bỏ lọt vào bình chia độ
– Không yêu cầu vẽ hình.
1. Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm: Lấy một bình tràn đổ đầy nước và đặt bình chia độ vào chỗ hứng nước ở vòi tràn.
2. Các bước làm thí nghiệm.
Thả vật rắn vào bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào bình chia độ. Đọc kết quả mực nước trong bình chia độ.
Thể tích của vật rắn bằng thể tích nước ở bình chia độ