Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 67, 68, 69, 70 trang 147 SBT Toán 7 tập 1: Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 50°, bằng a°

Bài 6 Từ vuông góc đến song song SBT Toán lớp 7 tập 1. Giải bài 67, 68, 69, 70 trang 147 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 67: Tính góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 50°, bằng a °…

Câu 67: a) Tính góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 50°, bằng a °

b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 50°, bằng a°

a) Vì tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau nên số đo của một góc bằng 180° trừ góc ở đỉnh rồi chia cho 2

Ta có:       \({{180^\circ  – 50^\circ } \over 2} = 65^\circ \)

                   \({{180^\circ  – a^\circ } \over 2}\)

b) Vì tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau nên góc ở đỉnh bằng 180° trừ đi hai lần góc ở đáy.

Ta có:     180 °– 50°. 2 = 180° – 100° = 80°

                180° – a . 2

Câu 68: Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat A = 100^\circ\). Lấy điểm M thuộc cạnh AB, điểm N thuộc cạnh AC sao cho AM = AN. Chứng minh rằng MN // BC.

Vì ∆ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C\)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có:            \(\widehat B = {{180^\circ  – \widehat A} \over 2}\)

                            \( = {{180^\circ  – 100^\circ } \over 2} = 40^\circ \)               (1)

Mà AM = AN (gt) nên ∆AMN cân tại A => \(\widehat {AMN} = \widehat {ANM}\)

\(\Rightarrow \widehat {AMN} = {{180^\circ  – \widehat A} \over 2} = {{180^\circ  – 100^\circ } \over 2} = 40^\circ \)    (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat {AMN}\)

Vậy MN // BC (vì có cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau).

Câu 69: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. Chứng minh rằng BM = CN.

Advertisements (Quảng cáo)

Xét ∆ABM và ∆CAN, ta có:

AB = AC (gt)

\(\widehat A\) chung

AM = AN (cùng bằng một nửa AB, AC)

Suy ra: ∆ABM = ∆ACN (c.g.c)

Vậy DM = CN (hai cạnh tương ứng)

Câu 70: Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm H thuộc cạnh AC, điểm K thuộc cạnh AB sao cho AH = AK . Gọi O là giao điểm của  BH và CK. Chứng minh rằng ∆OBC là tam giác cân.

Xét  ∆ABH và ∆ACK, ta có:

AB = AC (gt)

\(\widehat A\) chung

AH = AK (gt)

Suy ra: ∆ABH = ∆ACK (c.g.c)

\(\Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\) (hai góc tương ứng)

\(\eqalign{
& \widehat {ABC} = \widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}}\left( 2 \right) \cr
& \widehat {ACB} = \widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}}\left( 3 \right) \cr} \)

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (tính chất tam giác cân)  (4)

Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra: \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\) hay ∆BOC cân tại O.

Advertisements (Quảng cáo)