Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 29.13, 29.14, 29.15, 29.16 trang 42 SBT Hóa 8: Xác định thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp muổi đã dùng

Bài 29: Ôn tập chương 4 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 29.13, 29.14, 29.15, 29.16 trang 42 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 29.13: Cho 5 g photpho vào bình có dung tích 2,8 lít chứa không khí (ở đktc)…

Bài 29.13: Cho 5 g photpho vào bình có dung tích 2,8 lít chứa không khí (ở đktc), rồi đốt cháy hoàn toàn lượng photpho trên thu được m gam điphotpho pentaoxit . Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí, hiệu suất phản ứng đạt 80%. Tính m.

 

\({n_P} = {5 \over {31}} = 0,16(mol);\)

\({n_{{O_2}}} = {{2,8 \times 20} \over {22,4 \times 100}} = 0,025(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng:

           \(4P\,\,\,\, + \,\,\,\,\,5{O_2} \to 2{P_2}{O_5}\)

Theo phương trình :  4 mol        5 mol     2 mol

Theo đề bài:             0,16 mol    0,025 mol

Ta có tỷ lệ: \({{0,16} \over 4} > {{0,025} \over 5} \to \) dư nên tính khối lượng \({P_2}{O_5}\) theo \({O_2}\)

\({n_{{P_2}{O_5}}} = {{0,025 \times 2} \over 5} = 0,01(mol)\)

Khối lượng \({P_2}{O_5}\) thực tế thu được : \(142 \times 0,01 \times {{80} \over {100}} = 1,136(g)\)


Bài 29.14: Đốt cháy hoàn toàn 3,52 g hợp chất X, thu được 3,2 g sắt(III) oxit và 0,896 lít khí sunfurơ (đktc). Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng mol của X là 88 g/mol.

Cách 1: \({m_{Fe}} = {{3,2 \times 112} \over {160}} = 2,24(g)\)

\({n_{S{O_2}}} = {{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\to {m_{S{O_2}}} = 0,04 \times 64 = 2,56(g)\)

\({m_S} = {{2,56 \times 32} \over {64}} = 1,28(g)\)

\({m_O} = 3,52 – 2,24 – 1,28 = 0\)

Hợp chất X không có nguyên tố oxi

Đặt công thức phân tử hợp chất X có dạng \(F{e_x}{S_y}\)

Ta có tỷ lệ: \(x:y = {{2,24} \over {56}}:{{1,28} \over {32}} = 0,04:0,04 = 1:1\)

Công thức phân tử hợp chất X có dạng \({(FeS)_n}\)

\({M_{{{(FeS)}_n}}} = 88 \to 56n + 32n = 88 \to n = 1\)

Công thức phân tử của X là FeS

Cách 2: Sau khi tính được khối lượng sắt, khối lượng lưu huỳnh, ta có thể tính theo cách sau:

Advertisements (Quảng cáo)

\({m_{Fe}} = {{88 \times 2,24} \over {3,52}} = 56(g) \to {n_{Fe}} = {{56} \over {56}} = 1(mol)\)

\({m_S} = {{88 \times 1,28} \over {3,52}} = 32(g) \to {n_S} = {{32} \over {32}} = 1(mol)\)

Công thức phân tử của X là FeS


Bài 29.15: Thêm 3,0 g MnO2 vào 197 g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn nặng 152 g. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp muổi đã dùng.

  

Khối lượng oxi thoát ra: 197 + 3 – 152 = 48(g)

Số mol \({O_2} = {{48} \over {32}} = 1,5(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng :

\(2KCl{O_3}\buildrel {Mn{O_2},{t^o}} \over\longrightarrow 2KCl + 3{O_2}\)

2 mol                                       3 mol

\({{1,5 \times 2} \over 3} = 1mol\)         \( \leftarrow \)        1,5 mol

Khối lượng \(KCl{O_3}\) trong hỗn hợp : 1 x 122,5 =122,5 (g)Khối lượng KCl trong hỗn hợp ban đầu: 197 – 122,5 = 74,5(g)\(\to \% {m_{KCl{O_3}}} = 62,18\% ;\% {m_{KCl}} = 37,82\% \)

 


Bài 29.16: Nhiệt phân 15,8 g KMnO4 thu được lượng khí O2, đốt cháy 5,6 g Fe trọng lượng khí O2 vừa thu được thì sản phẩm sau phản ứng có bị cục nam châm hút không ? Hãy giải thích.

 

\({n_{KMn{O_4}}} = {{15,8} \over {158}} = 0,1(mol);{n_{Fe}} = {{5,6} \over {56}} = 0,1(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng:

\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2} \uparrow \)

2 mol                                                             1 mol

0,1 mol             \(\to \)                                   0,05 mol

\(3Fe\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,2{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow F{e_3}{O_4}\)

3 mol            2 mol

Lập tỷ số: \({{0,1} \over 3} > {{0,05} \over 2}\). Vậy Fe còn dư nên sản phẩm sau phản ứng bị nam châm hút.

Advertisements (Quảng cáo)