Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 29.17, 29.18, 29.19, 29.20 trang 42 Sách BT Hóa lớp 8: Tìm công thức phân tử hiđrocacbon?

Bài 29: ôn tập chương 4 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 29.17, 29.18, 29.19, 29.20 trang 42 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 29.17: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư…

Bài 29.17: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với hỗn hợp ban đầu là 2 g. Tính m.

 

Phương trình hóa học của phản ứng :

\(2Mg\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2MgO\,\,\,(1)\)

x mol           0,5x mol

\(4Al\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2A{l_2}{O_3}\,\,\,\,\,\,\,\,(2)\)

x mol            \({{3x} \over 4}\) mol

Khối lượng chất rắn tăng = khối lượng oxi tham gia phản ứng =2 g

Theo phương trình (1) ,(2) và đề bài, ta có :

\(0,5x + {{3x} \over 4} = {2 \over {32}} = 0,0625(mol) \to x = 0,05\)

m = 0,05 (24+27) = 2,55 (g)

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 29.18: Đốt 4,6 g Na trong bình chứa 2240 ml O2 (ở đktc). Nếu sản phẩm sau phản ứng cho tác dụng với H2O thì có H2 bay ra không ? Nếu cho giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì quỳ tím có đổi màu không ?

 

\({n_{Na}} = {{4,6} \over {23}} = 0,2(mol)\)

\({n_{{O_2}}} = {{2240} \over {22400}} = 0,1(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng :

\(4Na\,\,\,\,\, + \,\,\,\,{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \,\,\,2N{a_2}O\)

4 mol            1 mol         2 mol

Advertisements (Quảng cáo)

Lập tỷ số: \({{0,2} \over 4} = 0,05 < {{0,1} \over 1} \to \) Vậy \({O_2}\) dư, sau phản ứng không còn Na dư nên không có khí hidro bay ra, quỳ tím chuyển thành màu xanh do:

\(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)


Bài 29.19: Đốt cháy hoàn toàn a lít khí hiđrocacbon CxHy, thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,2 g H2O. Tìm công thức phân tử hiđrocacbon, biết hiđrocacbon này có tỉ khối so với heli bằng 11, các khí được đo ở đktc.

 

\({n_{C{O_2}}} = {{6,72} \over {22,4}} = 0,3(mol);{n_{{H_2}O}} = {{7,2} \over {18}} = 0,4(mol);{M_{{C_x}{H_y}}} = 11 \times 4 = 44(g/mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng:

\({C_x}{H_y} + (x + {y \over 4}){O_2} \to xC{O_2} + {y \over 2}{H_2}O\)

Theo phương trình: \({x \over {0,5y}} = {{0,3} \over {0,4}} = {3 \over 4} \to {x \over y} = {3 \over 8}\) .

Công thức phân tử của hidrocacbon có dạng \({({C_3}{H_8})_n}\) có M=44( g/mol).

Vậy 44n = 44 \( \to \) n=1. Công thức phân tử của hidrocacbon là \({C_3}{H_8}\)


Bài 29.20: Trong quá trình quang hợp, cây cối trên mỗi hecta đất trong một ngày hấp thụ khoảng 100 kg khí cacbonic và sau khi đồng hoá cây cối nhả ra khí oxi. Hãy tính khối lượng khí oxi do cây cối trên 5 hecta đất trồng sinỊi ra mỗi ngày. Biết rằng số mol khí oxi cây sinh ra bằng số mol khí cacbonic hấp thụ.

 

Đổi 100kg=100000g

\({n_{C{O_2}}} = {m \over M} = {{100000} \over {44}} = {n_{{O_2}}}\) sinh ra trên mỗi hecta trong mỗi ngày.

Khối lượng khí \({O_2}\) sinh ra trên 5 hecta trong 1 ngày là:

\({m_{{O_2}}} = {{100000 \times 5} \over {44}} \times 32 = 363636(g)\)

Advertisements (Quảng cáo)