Bài 29.9*: Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt trong oxi ờ nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ (Fe3O4).
a) Số gam sắt và khí oxi cần dùng để điều chế 2,32 g oxit sắt từ lẩn lượt là
A. 0,84 g và 0,32 g. B.2,52 g và 0,96 g.
C. 1,68 g và 0,64 g. D. 0,95 g và 0,74 g.
b) Số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi dùng cho phản ứng trên là
A.3,16 g. B. 9,48 g. C. 5,24 g D. 6,32 g.
a) Phương án C.
\({n_{F{e_3}{O_4}}} = {{2,32} \over {232}} = 0,01(mol)\)
Phương trình hóa học điều chế \(F{e_3}{O_4}\) :
\(3Fe + 2{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow F{e_3}{O_4}\)
0,03 mol \( \leftarrow \) 0,01 mol
\({m_{Fe}} = 56 \times 0,03 = 1,68(g)\)
Theo định luật bảo toàn khối lượng: \({m_{{O_2}}} = 2,32 – 1,68 = 0,64(g)\)
Advertisements (Quảng cáo)
b) Phương án D.
Phương trình phân hủy \(KMn{O_4}\)
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2}\)
0,04 mol \( \leftarrow \) 0,02 mol
\({m_{KMn{O_4}}} = 0,04 \times 158 = 6,32(g)\)
Bài 29.10: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Theo đề bài, ta có : \({{{m_{Fe}}} \over {{m_O}}} = {7 \over 3}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Gọi công thức oxit sắt là \(F{e_x}{O_y}\) :
\({{{m_{Fe}}} \over {{m_O}}} = {{x \times 56} \over {y \times 16}} = {7 \over 3}\)
Rút ra: \({x \over y} = {1 \over {1,5}} = {2 \over 3} \to x = 2;y = 3\) .
Công thức hóa học của oxit là \(F{e_2}{O_3}\)
Bài 29.11: Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau :
a) Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình chứa 4,48 lít khí oxi (đktc).
b) Khi đốt 6 g cacbon trong bình chứa 13,44 lít khí oxi (đktc).
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy cacbon trong oxi. Dựa vào phương trình hoá học và số liệu đề bài cho xem chất nào dư, chất nào tác dụng hết, tính thê tích khí CO2 theo chất tác dụng hết.
\({m_{C{O_2}}} = 8,8(g)\)
b) Làm như hướng dẫn giải ở phần a : \({m_{C{O_2}}} = 22(g)\).
Bài 29.12: Nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng một lượng O2. Tính tỉ lệ a/b.
\(2KCl{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2KCl + 3{O_2} \uparrow \)
2 mol 3 mol
\({a \over {122,5}}mol\) \({{3a} \over {2 \times 122,5}}mol\)
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_2} + {O_2} \uparrow + Mn{O_2}\)
2 mol 1 mol
\({b \over {158}}mol\) \({b \over {2 \times 158}}mol\)
Muốn được cùng một lượng oxi: \({{3a} \over {2 \times 122,5}} = {b \over {2 \times 158}}\)
Rút ra tỷ lệ: \({a \over b} = {{245} \over {948}} = {7 \over {27,0875}}\)