Bài 25.5: Phải trộn hỗn hợp C2H2 và O2 với tí lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất ? Phản ứng này được ứng dụng để làm gì ?
Phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy C2H2 :
\({C_2}{H_2} + 2,5{O_2} \to 2C{O_2} + {H_2}O + Q\)
1mol 2,5mol
Với tỉ lệ thể tích :\({V_{{O_2}}}:{V_{{C_2}{H_2}}}\)= 2,5 :1 thì phản ứng cháy có nhiệt độ cao nhất, ứng dụng của phản ứng này dùng trong đèn xì oxi – axetilen để hàn và cắt kim loại.
Bài 25.6: a) Biết tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố nhôm và oxi trong nhôm oxit bằng 4,5: 4. Công thức hoá học của nhôm oxit là
A. AlO. B. AlO2. C. Al2O3. D. AI3O4.
b) Oxit của một nguyên tố có hoá tri II chứa 20% oxi (về khối lương). Công thức hoá học của oxit đó là
A. CuO. B. FeO C. CaO. D. ZnO.
a) Phương án C.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách xác định : Gọi công thức của oxit là AlxOy.’
Tỉ số khối lương : \({{{m_{Al}}} \over {{m_O}}} = {{27x} \over {16y}} = {{4,5} \over 4}\)
Rút ra tỉ lệ :
\({x \over y} = {{4,5 \times 16} \over {27 \times 4}} = {2 \over 3} \to \left\{ \matrix{x = 2 \hfill \cr y = 3 \hfill \cr} \right.\)
Công thức phân tử của nhôm oxit là \(A{l_2}{O_3}\)
Phương án A.
Cách 1 : Vì nguyên tố có hoá trị II và oxi cũng hoá trị II nên công thức hoá học của oxit gồm 1 nguyên tử của nguyên tố đó và 1 nguyên tử oxi. Oxi có nguyên tử khối là 16 đvC.
Advertisements (Quảng cáo)
Ta lập luận như sau :
16 đvC bằng 20% khối lượng phân tử của oxit.
x đvC là nguyên tử khối của nguyên tố đó, x bằng 80% khối lượng của phân tử oxit.
\(x = {{16 \times 80} \over {20}} = 64\) (đvC) (Cu)
Vậy công thức phân tử của oxit đó là CuO.
Cách 2 : Gọi công thức hoá học của oxit cần tìm là MO
Ta có trong 100 g MO có 20 g oxi
Vậy M + 16 g MO có 16 g oxi
Có tỉ lệ : \({{100} \over {M + 16}} = {{20} \over {16}} \to M = 64\)
M là kim loại Cu. Vậy công thức phân tử của oxit đó là CuO.
Bài 25.7: Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Giả sử công thức hóa học của oxit có dạng \({S_x}{O_y}\)
Theo giả thiết, ta có : \({{16y} \over {32x + 16y}} = {{60} \over {100}}\)
Rút ra tỷ lệ:
\({x \over y} = {{640} \over {1920}} = {1 \over 3} \to \left\{ \matrix{x = 1 \hfill \cr y = 3 \hfill \cr} \right.\)
Công thức hóa học của oxit lưu huỳnh là \(S{O_3}\)