Bài 8.1: Bốn bình A, B, c, D cùng đựng nước (H.8.1)
a) Áp suất của nước lên đáy bình nào là lớn nhất ?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
b) Áp suất của nước lên đáy bình nào là nhỏ nhất ?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
Advertisements (Quảng cáo)
a) Chọn A
b) Chọn D
Bài 8.2: Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao (H.8.2). Khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
A. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
C. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.
=> Chọn D
Bài 8.3: Hãy so sánh áp suất tại 5 điểm A, B, c, D, E trong một bình đựng chất lỏng vẽ ở hình 8.3.
Pe < Pc = Pb < Pd < Pa
Trong cùng 1 chất lỏng, áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc độ sâu của cột chất lỏng so với mặt thoáng
Bài 8.4: Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2.
a) Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy ?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m3.
a) Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm, tức là cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên.
b) Áp dụng công thức p = dh; \({h_1} = {p \over d}\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước:
\({h_1} = {{{p_1}} \over d} = {{2020000} \over {10300}} \approx 196m\)
Đô sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau:
\({h_2} = {{{p_2}} \over d} = {{860000} \over {10300}} \approx 83,5m\)