Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 15.17, 15.18, 15.19, 15.20 trang 20, 21 SBT Hóa học 9: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây

Bài 15, 16, 17. Tính chất của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 15.17, 15.18, 15.19, 15.20 trang 20, 21 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 15.17: Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hoá học tăng dần là; Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây…

Bài 15.17: Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hoá học tăng dần là

A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu ;

B. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb ;

C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na ;

D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na.

Đáp án D.


Bài 15.18: Cho phương trình hoá học sau : FexOy + yH2 ———–> A + B

A và B lần lượt là :

A. xFe, H20 ;                            B. Fe, yH20 ;

C. xFe, yH20 ;                          D. Fe, xH20.

Đáp án C.

Phương trình hoá học : FexOy + yH2 ———- > xFe + yH2O

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 15.19: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây ? (Biết hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III)

A. Ca ;                      B. Mg ;                     C. Al ;                      D. Fe.

Đáp án C.

Gọi nguyên tử khối của kim loại M cũng là M, có hóa trị là x, ta có:

\({n_M} = {{18} \over M}(mol);{n_{HCl}} = 0,8 \times 2,5 = 2(mol)\)

Phương trình hóa học :

\(2M\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2xHCl \to 2MC{l_x} + x{H_2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

2 mol                2x mol

\({{18} \over M}mol\)              2 mol

\({{18} \over M} \times 2x = 4 \to M = 9x\)

Xét bảng sau:

X

I

II

III

M

9

18

27

 Chỉ có kim loại hóa trị IIIuwngs với M=27 là phù hợp, kim loại M là nhôm (Al)


Bài 15.20: Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4.

a)   Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 3 muối tan.

b)   Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 2 muối tan.

c)    Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 1 muối tan.

Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình hoá học.

a)                       2Al + 3CuSO4 ————> Al2(S04)3 + 3Cu

Dung dịch N sau phản ứng chứa 3 muối tan, như vậy có khả năng phản ứng trên chưa kết thúc hoặc lượng nhôm ít nên dung dịch N chứa 3 muối Al2(SO4)3, CuSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng.

b) Dung dịch N sau phản ứng chứa 2 muối tan, nghĩa là lượng AI đã tác dụng hết với CuSO4, nên dung dịch N chứa 2 muối Al2(SO4)3 và FeSO4 còn dư (hoặc chưa phản ứng).

2Al + 3CuS04 ———> A12(S04)3 + 3Cu \( \downarrow \)

c) Dung dịch N sau phản ứng chứa 1 muối tan, dung dịch sau phản ứng chỉ có Al2(SO4)3, do AI dư hoặc vừa đủ để phản ứng với 2 muối :

2Al + 3CuSO4  ——– > Al2(S04)3 + 3Cu \( \downarrow \)

2AI + 3FeS04 ——-> AI2(S04)3 + 3Fe \( \downarrow \)

Advertisements (Quảng cáo)