Bài 1: Ý nào sau đây là đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng.
C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
Chọn C.
Bài 2: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng một chiều sau:
\(2KCl{O_3}\left( r \right)\,\, \to \,\,2KCl\left( r \right) + 3{O_2}\left( k \right)\)
A. Nhiệt độ.
B. Chất xúc tác
C. Áp suất
Advertisements (Quảng cáo)
D. Kích thước của các tinh thể KClO3.
Chọn B.
Bài 3: Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Các ví dụ về loại phản ứng:
– Phản ứng nhanh: phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt,…) phản ứng giữa hai dung dịch AgNO3 và NaCl , …
– Phản ứng chậm: Sự gỉ sắt, sự lên men rượu,…
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4: Tốc độ trung bình của phản ứng thường được xác định như thế nào? Lấy thí dụ.
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Bài 5: Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và ảnh hưởng như thế nào? Giải thích (nếu có thể).
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần dẫn đến hai hậu quả sau:
– Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.
– Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.
d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của các phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.