Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Toán 10 Nâng cao

Bài 66, 67, 68, 69 trang 219, 220 SGK Đại số 10 Nâng cao: Góc lượng giác và công thức lượng giác

Bài ôn tập chương 6 Góc lượng giác và công thức lượng giác. Giải bài 66, 67, 68, 69 trang 219, 220 SGK Đại số lớp 10 Nâng cao. Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc nhọn thì; Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc tù thì:

Bài 66: Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc nhọn thì:

\(\eqalign{
& A.\,\,0 \le \alpha \le {\pi \over 2} \cr
& B.\,\,\, – {\pi \over 2} \le \alpha \le {\pi \over 2} \cr
& C.\,\, – {\pi \over 2} < \alpha \le 0 \cr} \)

D. Có số nguyên k để \( – {\pi  \over 2} + k2\pi  < \alpha  < {\pi  \over 2} + k2\pi \)

Đáp án

Chọn D


Bài 67: Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo α mà góc uOv là góc tù thì:

 A. Có số nguyên k để \( {\pi  \over 2} + k2\pi  < \alpha  < {3\pi  \over 2} + k2\pi \)

\(\eqalign{
& B.\,\,-\pi\le \alpha \le {-\pi \over 2} \cr
& C.\,\,\, – {\pi \over 2} \le \alpha \le {3\pi \over 2} \cr
& D.\,\,  {\pi \over 2} < \alpha \le \pi \cr} \)

Đáp án

Chọn A.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 68: Với góc lượng giác (OA, OM) có số đo α , xét góc lượng giác (OA, ON) có 1 số đo \({\alpha  \over 2}\) (M và N cùng nằm trên đường trọn lượng giác gốc A). Khi đó, với mọi α sao cho M nằm trong góc phần tư thứ III của hệ tọa độ gắn với đường tròn đó (M không nằm trên trục tọa độ), điểm N luôn.

A: nằm trong góc phần tư I

B: nằm trong góc phần tư II

C: nằm trong góc phần tư III

D: không nằm trong góc phần tư I và III

Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có:

\(\eqalign{
& \pi + k2\pi < \alpha < {{3\pi } \over 2} + k2\pi ,\,\,k \in Z \cr
& \Rightarrow {\pi \over 2} + k\pi < {\alpha \over 2} < {{3\pi } \over 4} + k\pi \cr} \)

+ Nếu k chẵn thì N nằm trong góc phần tư thứ II

+ Nếu k lẻ thì N nằm trong góc phần tư thứ IV

Chọn (D)


Bài 69: Với góc lượng giác (OA, OM) có số đo ∝, xét góc lượng giác (OA, ON) có số đo 2∝ (M và N cùng nằm trên đường tròn lượng giác gốc A). Khi đó, với mọi ∝ so cho M nằm trong góc phần tư I của hệ tọa độ gắn với đường tròn đó (M không nằm trên trục tọa độ), điểm N luôn:

A: nằm trong góc phần tư I

B: nằm trong góc phần tư II

C: nằm trong góc phần tư III

D: không nằm trong góc phần tư IV

Đáp án

Ta có:

\(k2\pi  < \alpha  < {\pi  \over 2} + k2\pi  \Rightarrow k4\pi  < 2\alpha  < \pi  + k4\pi \)

Chọn (D)

Advertisements (Quảng cáo)