Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 1, 2, 3, 4 trang 115 Sách BT Sinh 10: Cơ thể người gồm những cấp độ tổ chức nào ?

Phần một giới thiệu chung về thế giới sống SBT Sinh lớp 10. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 115 Sách bài tập Sinh học 10. Câu 1: Phân biệt các thuật ngữ sau…

Bài 1: Phân biệt các thuật ngữ sau :

a)   Tự dưỡng và dị dưỡng.

b)   Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

c)   Vận động và di chuyển.

d)   Chất bài tiết và sự bài tiết.

e)   Sinh trưởng và phát triển.

f)  Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

g)   Sống và chết.

h)  Chất hữu cơ và chất vô cơ.

i)   Vật chất và năng lượng.

a)

– Tự dưỡng là quá trình cơ thể sinh vật tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ (hay vô cơ) cần thiết cho cơ thể (ví dụ như Cacbohidrat ở thực vật và một số nhóm khuẩn tự dưỡng)
– Dị dưỡng là nhóm sinh vật không thể tự tổng hợp ra các chất hữu cơ mà phải nhờ vào các nhóm sinh vật khác: dị dưỡng còn phân ra nhiều loại: dị dưỡng toàn phần, ký sinh hay nửa ký sinh (tiêu biểu ngành nấm, vi khẩun)…

b)

– Hô hấp hiếu khí là quá trình hô hấp diễn ra trong điệu kiện có không khí.

– Hô hấp kị khí là quá trình hô hấp diễn ra trong điệu kiện không có không khí.

Advertisements (Quảng cáo)

c)

– Vận động hiểu theo nghĩa cơ bản vật chất nghĩa là sự biến đổi. Vật chất luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

– Di chuyển là sự dịch chuyển về vị trị trong không gian.

d)

– Chất bài tiết là một loại sản phẩm tạo ra từ trong quá trình bài tiết (mồ hôi, nước tiểu..)

– Sự bài tiết nói đến một hoạt động của cơ thể (vd sự bài tiết nước tiểu ở thận)

e)

– Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

– Phát triển là sự biến đổi chất lượng về sinh lý và hình thái thể hiện trong suốt đời  sống của sinh vật từ sự tạo thành hợp tử  đến sự diệt vong của chúng khi già.

f)

Advertisements (Quảng cáo)

– Sinh sản vô tính là hình thức sinh srn không có sự kết hợp giữ tính đực và tính cái.

– Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tính đực và tính cái tạo thành tế bào mới gọi hợp tử. Từ hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.

g)

– Sống là khi cơ thể vẫn còn khả năng trao đổi chất với môi trường, các bộ phận của cơ thể vẫn đang ở trạng thái hoạt động.

– Chết là khi tất cả cấc cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động.

h)

– Chất hữu cơ Các hợp chất hữu cơ là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon, ngoại trừ các cacbua, cacbonat, cacbon ôxit (mônôxít và điôxít),xyanua.

– Chất vô cơ Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon , ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.

i)

– Vật chất là là những thứ tồn tại khách quan trong tự nhiên.

– Năng lượng là một thước đo khác của vật chất. giúp cơ thể có khả năng hoạt động bình thường.

Bài 2:  Tại sao nói hệ sống là hệ thống toàn vẹn được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có khả năng tự điều chỉnh và ổn định ?

– Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

– Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.

– Ví dụ: khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước ( đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được điều hòa.

Bài 3: Cơ thể người gồm những cấp độ tổ chức nào ?

Gồm:  Tế bào – Mô – Cơ quan – Hệ cơ quan – cơ thể .

Bài 4: Cho biết con la (là con lai giữa lừa và ngựa) bất thụ (không có khả năng sinh con). Hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng và giải thích tại sao.

A.   Lừa và ngựa thuộc cùng một loài.

B.  Lừa và ngựa thuộc 2 loài khác nhau.

Chọn đáp án B

Advertisements (Quảng cáo)