Bài 5: Giới sinh vật là gì ? Có bao nhiêu giới sinh vật ? Ý nghĩa của việc phân chia sinh giới ?
– Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
– Theo Whittaker và Margulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới, đó là :
+ Giới Khởi sinh (Monera)
+ Giới Nguyên sinh (Protista)
+ Giới Nấm (Fungi)
+ Giới Thực vật (Plantea)
+ Giới Động vật (Animalia)
– Ý nghĩa của việc phân chia sinh giới.
+ Cho ta một cách nhìn hoàn chỉnh về tính đa dạng của sinh vật.
+ Định loại trật tự các đối tượng sinh vật để giúp ta thấy được mức độ tiến hoá của sinh giới
Bài 6: Hãy quan sát hình 1 và hình 2, mô tả nội dung hình. Giải thích tại sao hình 1 và hình 2 đều mô tả về các giới sinh vật nhưng lại khác nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
Mô tả nội dung hình :
– Hình 1 :
+ Hệ thống 5 giới : giới Khởi sinh (Monera) – giới Nguyên sinh (Protista) – giới Nấm (Fungi) – giới Thực vật (Plantae) – giới Động vật (Animalia).
Giới Khởi sinh gồm những cơ thể sống có cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh.
Giới Nguyên sinh gồm những cơ thể sống đơn bào (hầu hết) – phân hoá thành nguyên sinh thực vật và nguyên sinh động vật.
Giới Nấm bao gồm các vi nấm và nấm lớn. Nấm được tách riêng khỏi giới Thực vật vì có lối sống dị dưỡng hoại sinh và cấu tạo thành tế bào khác tế bào thực vật, chất dự trữ ở nấm là glicôgen tương tự như ở động vật.
Giới Thực vật phân làm 2 nhóm : cây có hoa và cây không có hoa.
Giới Động vật phân làm 2 nhóm : động vật có xương sống và động vật không xương sống.
+ Ưu điểm của sơ đồ này là cấu trúc đơn giản, dễ nhớ, thể hiện được các ý tưởng trọng tâm cơ bản của hệ thống phân loại.
Hạn chế của sơ đồ này là không thể hiện được nguồn gốc phát sinh của sinh vật. Không phân biệt được vi nấm như nấm men, nấm mốc với các nấm lớn tạo quả thể như nấm đảm…
Advertisements (Quảng cáo)
– Hình 2
Tên hình : Sơ đồ phân loại các giới sinh vật. Mỗi giới sinh vật được biểu trưng bằng một loài đại diện, có vị trí xác định trên cây phát sinh. Từ gốc chia hai nhánh là Vi khuẩn (Eubacteria) và Vi khuẩn cổ (Archaebacteria). Từ Vi khuẩn cổ (có tác giả còn gọi đây là nhóm cổ khuẩn), cây phát sinh dẫn tới giới Nguyên sinh. Từ đây phát sinh ra thành 3 nhánh, mỗi nhánh phát triển thành một giới : giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
Giải thích tại sao hình 1 và hình 2 đều mô tả về các giới sinh vật nhưng lại khác nhau :
– Oaitâycơ (Whittaker, 1920 -1981) người Mĩ, năm 1969 đã đề xuất hệ thống phân loại 5 giới :
+ Giới Khởi sinh gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam.
+ Giới Nguyên sinh gồm tảo đơn bào, tảo đa bào, một số nấm nhầy và các nhóm đông vật nguyên sinh.
+ Giới Nấm gồm nấm men và nấm sợi.
+ Giới Thực vật gồm các ngành Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
+ Giới Động vật gồm động vật không xương sống (Thân lỗ, Ruột khoang…) và động vật có xương sống (Nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú…)
Bài 7: Quan sát cấu tạo 2 loại địa y dưới đây, hãy giải thích vì sao địa y không thuộc giới Thực vật nhưng nếu xếp vào giới Nấm cũng không hoàn toàn chính xác
Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp.
Nhờ có cấu tạo đặc biệt này, địa y thường sống được trên những môi trường khó khăn, nghèo dinh dưỡng. Sau đó, trên xác bã hữu cơ do địa y tạo ra, các loài khác có thể phát triển được nên người ta gọi địa y là sinh vật tiên phong.
Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật.
Địa y cũng không phải là nấm vì ngoài các tế bào sợi nấm, địa y còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục.
Bài 8: Hình dưới đây mô tả tảo lục đơn bào ở biển. Một lục lạp và vài thành phần khác của tế bào được chú thích từ A đến F.
|