Bài 30 Lưu huỳnh SBT Hóa lớp 10. Giải bài 6.30, 6.31, 6.32, 6.33, 6.34, 6.35 trang 63, 64, 65 Sách bài tập Hóa học 10. Câu 6.30: Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử trong PTHH của phản ứng trên là…
Bài 6.30: Cho phản ứng hoá học : \(SO_2 + Br_2 + H_2O → HBr + H_2SO_4\)
Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử trong PTHH của phản ứng trên là
A. 1 và 2. B. 1 và 1. C. 2 và 1. D. 2 và 2
Sau khi cân bằng, ta có PTHH :
\(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {\mathop {Br}\limits^0 _2} + 2{H_2}O \to 2H\mathop {Br}\limits^{ – 1} + {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\)
Chất oxi hoá là \(Br_2\) có hệ số là 1, chất khử là \(SO_2\) có hệ số là 1
: Đáp án B.
Bài 6.31: Trong phản ứng hoá học, các chất : \(S, H_2S, SO_2\) có thể là chất oxi hoá, chất khử hay vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử ? Viết PTHH để minh hoạ cho câu trả lời.
Là chất khử : \(SO_2 + Br_2 + 2H_2O → 2HBr + H_2SO_4\)
Bài 6.32: Nêu phương pháp hoá học để phân biệt 3 dung dịch không màu là \(Na_2CO_3, Na_2SO_3, Na_2SO_4\) Viết PTHH của những phản ứng đã dùng.
Có thể phân biệt các dung dịch như sau :
– Nhận ra dung dịch \(Na_2SO_3\) bằng dung dịch \(H_2SO_4\), khí thoát ra làm mất màu dung dịch brom :
\(Na_2SO_3 + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + H_2O + SO_2↑\)
\(SO_2 + Br_2 + 2H_2O → 2HBr + H_2SO_4\)
– Nhận ra dung dịch \(Na_2CO_3\) bằng dung dịch \(H_2SO_4\), khí thoát ra làm đục nước vôi trong :
\(Na_2CO_3 + H_2SO_4 → Na_2SO_4 + H_2O + CO_2↑\)
\(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3↓ + H_2O\)
Nhận ra dung dịch \(Na_2SO_4\) bằng dung dịch \(BaCl_2\), kết tủa trắng sinh ra không tan trong axit:
\(Na_2SO_4 + BaCl_2 → BaSO_4↓ + 2NaCl\)
Bài 6.33: Ba thí nghiệm được tiến hành với những khối lượng Zn bằng nhau và với \(50 cm^3\) dung dịch loãng \(H_2SO_4\) 2M. PTHH của phản ứng :
Advertisements (Quảng cáo)
\(Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2↑\)
Bảng dưới đây cho biết các điều kiện của mỗi thí nghiệm :
Thí nghiệm |
Kẽm |
Nhiệt độ (°C) |
1 |
bột |
30 |
2 |
lá |
20 |
3 |
lá |
30 |
Khí hiđro thu được trong mỗi thí nghiệm được ghi lại theo những khoảng cách nhất định về thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, được biểu diễn bằng đồ thị sau :
a) Rút ra được những nhận xét gì khi so sánh hiện tượng phản ứng của :
– Thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 ?
– Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 ?
b) Hãy quan sát đồ thị trên để cho biết các đường cong a, b, c biểu thị cho những thí nghiệm nào ?
c) Ghi thể tích khí \(H_2\) trên trục y khi phản ứng kết thúc. Biết rằng ở điều kiện phòng thí nghiệm, 1 mol khí có thể tích là 24 lít và Zn còn dư sau các thí nghiệm.
a) Nhận xét:
– Khí hiđro được giải phóng ở thí nghiệm 1 nhiều, nhanh hơn ở thí nghiệm 3. Vì diện tích tiếp xúc của Zn với \(H_2SO_4\) ở thí nghiệm 1 lớn hơn. trong khi đó nhiệt độ của dung dịch axit là như nhau.
– Khí hiđro được giải phóng ở thí nghiệm 3 nhiều, nhanh hơn ở thí nghiệm 2. Vì nhiệt độ của dung dịch \(H_2SO_4\) ở thí nghiệm 3 cao hơn, trong khi đó diện tích tiếp xúc giữa Zn và axit là như nhau.
b) Đồ thị biểu diễn các phản ứng :
Đường cong c biểu diễn cho thí nghiệm 1, phản ứng xảy ra nhanh nhất
Đường cong b biểu diễn cho thí nghiệm 3, phản ứng xảy ra nhanh trung bình.
Advertisements (Quảng cáo)
Đường cong a biểu diễn cho thí nghiệm 2, phản ứng xảy ra chậm nhất.
c) Thể tích khí hiđro :
Sau các thí nghiệm, kẽm còn dư. Như vậy, thể tích khí hiđro được sinh ra phụ thuộc vào lượng \(H_2SO_4\) tham gia phản ứng :
\({n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}} = {{2.50} \over {1000}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
Thể tích khí hiđro ở điều kiện phòng là :
\(V_{H_2}\) = 24.0,1 = 2,4 (lít) hoặc 2400 \(cm^3\)
Ta ghi số 2400 \(cm^3\) trên trục y, nơi giao điểm giữa trục y và đường ngang của 3 đường cong kéo dài (nét chấm trên đồ thị).
Thí nghiệm |
Kẽm |
Nhiệt độ (°C) |
1 |
bột |
30 |
2 |
lá |
20 |
3 |
lá |
30 |
Bài 6.34: Trong phòng thí nghiêm, bạn em khảo sát thí nghiệm dùng dung dịch HCL dư tác dụng với một khối lượng nhỏ FeS. Cứ sau một khoảng cách thời gian là 20 giây, bạn em lại ghi thể tích khí thoát ra. Kết quả ghi được như sau (xem bảng) :
a) Viết PTHH của phản ứng.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí \(H_2S\) thu được (trên trục tung) theo thời gian (trên trục hoành).
c) Hãy dùng đồ thị để tìm :
– Thể tích khí \(H_2S\) thu được ở thời điểm 50 giây.
– Khoảng cách thời gian nào thì phản ứng xảy ra nhanh nhất ? chậm nhất ?
– Thời gian là bao nhiêu giây kể từ khi phản ứng xảy ra cho đến khi phản ứng kết thúc ?
d) Em hãy phác hoạ trên đồ thị này một đồ thị biểu diễn thể tích khí \(H_2S\) thu được, nếu bạn em thay bằng dung dịch HCL khác có cùng thể tích nhưng có nồng độ cao hơn.
a) PTHH : \(FeS + 2HCL → FeCl_2 + H_2S↑\)
b) Đồ thị biểu diễn khí \(H_2S\) sinh ra :
c) Căn cứ vào đồ thị, ta biết:
– Thể tích khí \(H_2S\) thu được ở thời điểm 50 giây khoảng 58 \(cm^3\).
– Trong, khoảng 20 giây đầu, phản ứng xảy ra nhanh nhất (đường cong có độ dốc lớn nhất). Khoảng thời gian 20 giây từ giây thứ 120 đến 140, phản ứng xảy ra chậm chất (đường cong có độ dốc nhỏ nhất).
– Phản ứng kết thúc ở giây thứ 140.
d) Nếu thay dung dịch HCl có nồng độ cao hơn thì đường cong sẽ có độ dốc lớn hơn, phản ứng sẽ kết thúc nhanh hơn, nhưng thể tích khí \(H_2S\) thu được là không đổi. Trên đồ thị, đường cong này được biểu diễn bằng đường đứt nét.
Thời gian (giây) |
Thể tích H2S (cm3) |
Thời gian (giây) |
Thể tích H2S (cm3) |
0 |
0 |
100 |
93 |
20 |
27 |
120 |
99 |
40 |
49 |
140 |
100 |
60 |
68 |
160 |
100 |
80 |
83 |
180 |
100 |
Bài 6.35: Từ những chất sau : \(Cu, S, H_2S, O_2, Na_2SO_3, H_2SO_4\) đặc và dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, hãy viết PTHH của phản ứng điều chế \(SO_2\).
Các phản ứng điều chế \(SO_2\) :
\(H_2SO_4\) đặc tác dụng với Cu.
\(2H_2SO_4 \)(đặc, nóng) + Cu → \(CuSO_4 +SO_2↑ +2H_2O\)
\(H_2SO_4\) đặc nóng tác dụng với S.
\(2H_2SO_4 + S → 3SO_2↑ +2H_2O\)
Đốt cháy S trong oxi hoặc trong không khí.
\(S +O_2 → SO_2↑\)
Đốt cháy \(H_2S\) trong oxi hoặc trong không khí.
\(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2↑ +2H_2O\)
Dung dịch \(H_2SO_4\) loãng tác dụng với \(Na_2SO_3\) ở trạng thái rắn hoặc dung dịch.
\(H_2SO_4 + Na_2SO_3 → H_2O +Na_2SO_4 +SO_2↑ \)