Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Vật Lý 10

Bài 10.18, 10.19, 10.20 trang 27, 28 SBT Vật Lý 10: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn có đặc điểm gì?

Bài 10 Ba định luật Niu-ton Sách bài tập Vật lí 10. Giải bài 10.18, 10.19, 10.20 trang 27, 28 Sách bài tập Vật lí 10. Câu 10.18: Một vật có khối lượng 4 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2 m/s2…

Bài 10.18: Một vật có khối lượng 4 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2 m/s2.

a) Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu ?

b) So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính độ lớn lực gây ra gia tốc cho vật

Áp dụng công thức F = m.a = 4.2 = 8 (N)

b. Độ lớn trọng lượng của vật P = mg = 4.10 = 40 (N)

Suy ra \({F \over P} = {8 \over {40}} = {1 \over 5}\) , lực gây ra gia tốc nhỏ hơn trọng lượng của vật 5 lần

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 10.19: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn

A. tác dụng vào cùng một vật.

B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. không bằng nhau về độ lớn.

Advertisements (Quảng cáo)

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Chọn đáp án B

Bài 10.20: Câu nào đúng ?

Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.

A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.

Chọn đáp án B

Advertisements (Quảng cáo)