Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Toán 10

Bài 13, 14, 15 trang 198 SBT Toán Hình học 10: Cho tam giác ABC có AB: 3x + 5y – 33 = 0; … Tìm phương trình các cạnh còn lại của tam giác.

Đề toán tổng hợp cuối năm Sách bài tập Toán Hình học 10. Giải bài 13, 14, 15 trang 198 Sách bài tập Toán Hình học 10. Câu 13: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C)…

Bài 13: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) : \((x – 1) + {(y – 2)^2} = 4\) và hai điểm A(1 ; 4),     . Viết phương trình đường thẳng d đi qua B cắt đường tròn (C) tại M, N sao cho AMN có diện tích lớn nhất.

(Xem hình 3.36)

Đường tròn (C) có tâm I(1 ; 2) và có bán kính R = 2.

Ta có \({x_A} = {x_1} = {x_B} = 1\)

Suy ra A, I, B cùng thuộc đường thẳng có phương trình x = 1.

Ta có: \(IA = \sqrt {{{\left( {1 – 1} \right)}^2} + {{\left( {4 – 2} \right)}^2}}  = 2 = R\)

\(IB = \sqrt {{{\left( {1 – 1} \right)}^2} + {{\left( {{1 \over 2} – 2} \right)}^2}}  = {3 \over 2} < R.\)

Suy ra điểm A nằm trên đường tròn và điểm B nằm trong hình tròn.

Gọi H và K là hình chiếu của I và A xuống đường thẳng d.

Ta có: \({{{S_{AMN}}} \over {{S_{IMN}}}} = {{AK} \over {IH}} = {{AB} \over {IB}} = {{{7 \over 2}} \over {{3 \over 2}}} = {7 \over 3}.\)

Suy ra \({S_{AMN}} = {7 \over 3}{S_{IMN}}\)

\( = {7 \over 3}.{1 \over 2}.I{\rm{I}}\sin MIN\)

\( = {{14} \over 3}\sin MIN \le {{14} \over 3}.\)

\({S_{AMN}}\) lớn nhất \( \Leftrightarrow \sin MIN = 1 \Leftrightarrow \widehat {MIN} = {90^ \circ }\)

\(\Leftrightarrow IH = {{R\sqrt 2 } \over 2} \Leftrightarrow d(I,MN) = \sqrt 2 \)

Phương trình đường thẳng MN là :

Advertisements (Quảng cáo)

\(y – {1 \over 2} = k(x – 1) \Leftrightarrow 2kx – 2y + (1 – 2k) = 0.\)

Ta có: \(\eqalign{
& d(I,MN) = \sqrt 2 \cr
& \Leftrightarrow {{\left| {2k – 4 + 1 – 2k} \right|} \over {\sqrt {4{k^2} + 4} }} = \sqrt 2 \cr} \)

\( \Leftrightarrow 3 = \sqrt {8({k^2} + 1)}  \Leftrightarrow k =  \pm {{\sqrt 2 } \over 4}.\)

Vậy phương trình đường thẳng d là : \(y =  \pm {{\sqrt 2 } \over 4}\left( {x – 1} \right) + {1 \over 2}\).

Bài 14: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình chữ nhật biết tọa độ hai đỉnh đối diện là (1 ; -5) và (6 ; 2), phương trình của một đường chéo là 5x + 7y – 7 = 0. Tìm tọa độ các đỉnh còn lại của hình chữ nhật.

(Xem hình 3.37)

Đặt A(1 ; -5), C(6 ; 2) và BD có phương trình:

5x + 7y – 7 = 0.

Advertisements (Quảng cáo)

Đặt \({x_B} = 7t\) ta có \({y_B} = 1 – 5t.\)

Vậy B(7t;1 – 5t).

Suy ra: \(\overrightarrow {BA}  = \left( {1 – 7t; – 6 + 5t} \right)\)

\(\overrightarrow {BC}  = (6 – 7t;1 + 5t).\)

Ta có: \(\eqalign{
& \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {BC} = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {1 – 7t} \right)\left( {6 – 7t} \right) + \left( {1 + 5t} \right)\left( { – 6 + 5t} \right) = 0 \cr} \)

\(\Leftrightarrow 74{t^2} – 74t = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
t = 0 \hfill \cr
t = 1 \hfill \cr} \right.\)

Vậy B(0 ; 1); D(7 ; -4) hoặc B(7 ; -4); D(0 ; 1).

Bài 15: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có AB: 3x + 5y – 33 = 0; đường cao  AH: 7x + y – 13 = 0; trung tuyến BM: x + 6y – 24 = 0 (M là trung điểm của AC). Tìm phương trình các cạnh còn lại của tam giác.

(Xem hình 3.38)

Tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
3x + 5y – 33 = 0\,\,\,\,\,\,\,(AB) \hfill \cr
7x + y – 13 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,(AH). \hfill \cr} \right.\)

Vậy A(1 ; 6)

Tọa độ điểm B là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
3x + 5y – 33 = 0\,\,\,\,\,\,\,(AB) \hfill \cr
x + 6y – 24 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,(BM) \hfill \cr} \right.\)

Vậy B(6 ; 3).

Đặt C(x;y) ta suy ra trung điểm M của AC có tọa độ \(M\left( {{{x + 1} \over 2};{{y + 6} \over 2}} \right).\)

Ta có: \(\overrightarrow {BC}  = \left( {x – 6;y – 3} \right)\)

\({\overrightarrow u _{AH}} = (1; – 7)\)

Ta có: \(\left\{ \matrix{
M \in BM \hfill \cr
\overrightarrow {BC} .{\overrightarrow u _{AH}} = 0 \hfill \cr} \right.\)

Suy ra tọa độ điểm C là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
\left( {{{x + 1} \over 2}} \right) + 6\left( {{{y + 6} \over 2}} \right) \hfill \cr
x – 6 – 7(y – 3) = 0 \hfill \cr} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x + 6y – 11 = 0 \hfill \cr
x – 7y + 15 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = – 1 \hfill \cr
y = 2. \hfill \cr} \right.\)

Vậy C(-1 ; 2).

Phương trình cạnh BC: x – 7y + 15 = 0

Phương trình cạnh AC: 2x – y + 4 = 0.

Advertisements (Quảng cáo)